Saturday, April 27, 2024

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Diễn ra vào ngày 6/11, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội được cho là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong năm nay. Không chỉ trong nước mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất quan tâm tới kết quả của cuộc bầu cử này bởi nó sẽ có tác động rất lớn đến những chính sách trong 2 năm cầm quyền tiếp theo của Tổng thống Donald Trump.

Tác động đến bức tranh chính trị

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Cử tri đi bỏ phiếu sớm ngày 5/11

Cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2018 không chỉ thu hút số lượng cao kỷ lục cử tri bỏ phiếu sớm, mà còn là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử bầu cử Quốc hội Mỹ. Khoảng 5,2 tỉ USD đã được chi cho cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay, phá vỡ kỷ lục 4,4 tỉ USD của bầu cử giữa kỳ năm 2016.

Bầu cử giữa kỳ được xem là cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống, ảnh hưởng đến các quyết sách tương lai của chính quyền đương nhiệm. Bầu cử giữa kỳ sẽ quyết định liệu Đảng Cộng hòa có tiếp tục giành quyền kiểm soát Quốc hội hay không. Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ năm 2018 sẽ phản ánh “sức bền” và chính sách ngoại giao của chính quyền đương nhiệm cũng như ảnh hưởng với toàn cầu. Cuộc bầu cử có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người dân nước Mỹ khi nó sẽ có tác động lớn đối với các chính sách trong nước trong thời gian tới. Cử tri Mỹ sẽ bầu lại toàn bộ 435 ghế hạ viện, 35/100 ghế thượng viện, 36 thống đốc bang.

Chính vì ý nghĩa quan trọng này mà Tổng thống đã di chuyển liên tục để vận động sự ủng hộ của cử tri. Chỉ trong 6 ngày qua, ông Trump đã tham dự 11 cuộc vận động tranh cử Quốc hội tại 8 bang then chốt của đảng Cộng hòa, chẳng khác là mấy so với đợt ông đi vận động tranh cử tổng thống vào năm 2016. Giới phân tích không mấy bất ngờ trước sự tất bật của Tổng thống khi mà các khảo sát cho thấy, đảng Dân chủ đang chiếm lợi thế ở cả Hạ viện lẫn Thượng viện.

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Tổng thống Donald Trump trước những người ủng hộ

Nếu đảng Cộng hòa duy trì được sự kiểm soát tại lưỡng viện thì Tổng thống Donald Trump sẽ khẳng định được vị thế chính trị và uy tín của mình. Phe Cộng hòa hiện đang hướng người dân Mỹ về những thành tựu họ đạt được về phát triển kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ trước tới nay, cũng như các biện pháp cắt giảm thuế. Tổng thống Trump cũng sử dụng vấn đề người di cư, cụ thể là các đoàn xe người di cư từ Honduras và El Salvador đang tìm cách vào Mỹ, để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri trước bầu cử.

Sau cuộc bầu cử này, các quốc gia sẽ chờ đợi hay lập tức hành động trước nhiều quyết định của Mỹ, cuộc đàm phán với Triều Tiên, tương lai lệnh cấm vận Nga hay cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Về tác động trung hạn, cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm nay có thể ảnh hưởng đến chính trị thế giới. Nếu Tổng thống Trump thành công, chủ nghĩa dân túy mà ông đại diện có thể thu về thêm những chiến thắng trên toàn thế giới.

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ trích chính sách siết chặt nhập cư của chính quyền đương nhiệm

Trong khi đó, phe Dân chủ tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các vấn đề xã hội như học phí, đồng thời chỉ trích Tổng thống Trump để hạ uy tín của đảng Cộng hòa. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, đại diện của đảng Dân chủ, cũng có mặt tại bang Indiana, hối thúc cử tri tại đẩy bỏ phiếu cho Thượng nghị sỹ Joe Donnelly. Ông Obama nhấn mạnh tới các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân, đồng thời chỉ trích chính sách siết chặt nhập cư của chính quyền đương nhiệm, cho rằng cần phải chấm dứt tình trạng chia rẽ mà Tổng thống Trump gây ra.

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Pew, khoảng 75% cử tri đánh giá y tế là vấn đề “rất quan trọng”, trong đó Đảng Dân chủ có ưu thế hơn Đảng Cộng hòa liên quan đến việc xử lý các vấn đề về y tế. 51% cử tri tin rằng Đảng Dân chủ có thể xử lý tốt hơn vấn đề y tế, trong khi 35% cho rằng Đảng Cộng hòa sẽ làm tốt hơn.

Các bóng hồng xuất hiện trong cuộc đua vào vị trí tổng thống 2020

Ngày 6/11, dân Mỹ tiến hành bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ, đây cũng là lúc đường đua vào vị trí tổng thống năm 2020 chính thức bắt đầu. Giới chuyên gia dự đoán ngay sau khi cuộc bầu cử 2018 kết thúc, hàng loạt ứng viên tiềm năng của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ khởi động chiến dịch tranh cử, đối đầu trực tiếp với Tổng thống Donald Trump, người đã tuyên bố chạy đua vào nhiệm kỳ thứ hai không lâu sau khi nhậm chức.

Ngay cả khi cuộc bầu cử giữa kỳ 2018 chưa có kết quả, hãng tin CNN khẳng định người thắng cuộc không ai khác chính là phụ nữ và cụ thể hơn là các nữ chính trị gia thuộc đảng Dân chủ. Tổng cộng có 262 ứng viên nữ tham gia tranh cử các vị trí ở cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ ngày 6/11 này.

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren

Nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren dẫn đầu trong 2 tháng trước thềm bầu cử giữa kỳ. Từ đầu, bà đã được đánh giá là đối thủ đáng gờm của ông Donald Trump. Quan điểm cấp tiến và lập trường chống tham nhũng của bà được nhiều cử tri đảng Dân chủ ủng hộ. Việc bà ủng hộ thiết lập nền kinh tế có lợi cho người nghèo và đấu tranh cho bình đẳng giới là những yếu tố quyết định giúp

bà Warren chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.

Trong chiến dịch chạy đua vào Thượng viện năm 2012, bà Warren đã huy động được 42,5 triệu USD. Trong cuộc bầu cử năm nay, bà nhận được số tiền quyên góp 31,5 triệu USD. Theo New York Times, điều này cho thấy bà có đủ khả năng kêu gọi quyên góp để thực hiện chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Quốc hội Mỹ

Sự tự tin của nữ thượng nghị sĩ Kamala Harris

Ngoài bà Elizabeth Warren, nữ thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California cũng đang có tham vọng trở thành nữ chủ nhân đầu tiên của Nhà Trắng. Bà Harris đã bỏ ra hơn 134.000 USD để chạy quảng cáo trên Facebook từ tháng 5 đến tháng 7. Hồi cuối tháng 10, bà cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ các cử tri đảng Dân chủ tại bang Iowa. Bà dự định sẽ xuất bản một cuốn sách viết về cuộc đời và quan điểm chính trị của bản thân trong tương lai gần. Các chuyên gia đánh giá đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bà sẽ tham gia đường đua vào cương vị tổng thống năm 2020.

Kamala Harris là một biểu tượng mà đảng Dân chủ đã tìm kiếm bấy lâu: Một phụ nữ da màu hoàn toàn đối lập so với các nam ứng cử viên da trắng. Bà Harris đã huy động được gần 7 triệu USD trong cuộc tranh giành ghế Thượng viện năm nay. Năm 2016, bà đã vận động được hơn 15 triệu USD để trở thành nữ thượng nghị sĩ da màu đầu tiên của bang California.

Nhu Thụy

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG