Saturday, April 27, 2024

“DÂN CHỦ” LẠI TIẾP TỤC KÊU GÀO VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN LUẬT AN NINH MẠNG

Bộ Công an đã chính thức công bố dự thảo về Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật an ninh mạng. Đây là việc làm tất yếu nằm trong qui trình thi hành Luật bởi
sau khi Quốc hội đã nhấn nút thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao thì cần
phải có Nghị định hướng dẫn thi hành.

“DÂN CHỦ” LẠI TIẾP TỤC KÊU GÀO VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN LUẬT AN NINH MẠNG

Dự thảo Nghị định được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Thế nhưng, cũng giống như khi Quốc hội sắp sửa thông qua Luật An ninh
mạng, một loạt các nhà “dân chủ” và trang mạng lề trái đã nhao nhao lên, gầm rú
xuyên tạc dự thảo Nghị định và kêu gọi phản đối, trong đó có cả Osin Huy Đức.
Luận điểm cơ bản của họ là Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh
mạng sẽ hạn chế quyền tự do thông tin cá nhân, người dân sẽ bị hạn chế dùng
facebook, google, zalo…, đồng thời quyền tự do thông tin cá nhân sẽ bị xâm phạm
khi Công an có quyền yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cung cấp phải cung cấp dữ
liệu người dùng…

“DÂN CHỦ” LẠI TIẾP TỤC KÊU GÀO VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN LUẬT AN NINH MẠNG

Rõ ràng, đây là những luận điểm sai trái hòng đánh lừa và kích động những
người thiếu thông tin và chưa hiểu rõ về Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube. Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước. Thậm chí ngược lại, Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google…
Và tất nhiên cũng giống như bất kì quốc gia nào trên thế giới, người dùng được tôn trọng quyền tự do thông tin. Thế nhưng nếu người nào sử dụng những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Còn về vấn đề cung cấp dữ liệu người dùng, Luật An ninh mạng cũng quy định hết sức chặt chẽ, Luật An ninh mạng được ban hành không nhằm kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân.
Luật quy định: Chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng,
Luật An ninh mạng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
Các hành vi như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Rõ ràng là, nếu như là một công dân bình thường sử dụng mạng, với Luật An ninh mạng sẽ thấy mình không hề bị cấm cản gì quyền tự do cũng như riêng tư về thông tin cá nhân. Thậm chí còn được bảo vệ chặt chẽ. Chỉ có những người cố tình lợi dụng mạng để hoạt động vi phạm pháp luật thì mới lo sợ Luật An ninh mạng và dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng.
Đây ắt hẳn cũng là lý do chính để họ gầm rú phản đối Luật An ninh mạng.
LĂNG PHONG

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG