Saturday, April 27, 2024

Dự thảo Luật An ninh mạng liệu có phải là bản sao của Trung Quốc?

Vừa qua, dự thảo Luật An ninh mạng được Quốc hội xem xét bỗng chốc trở thành miếng mồi béo bở cho nhiều đối tượng xuyên tạc, bịa đặt khiến dư luận không khỏi hoang mang. Thay vì góp ý cho dự thảo Luật An ninh mạng hoàn thiện hơn thì những luật gia như Trịnh Hữu Long, Trần Hồng Phong lại tung ra tin “giật gân” nhằm đánh lạc hướng dư luận theo hướng cho rằng dự thảo Luật An ninh mạng là bản sao của Trung Quốc thông qua bài viết đăng trên Luật Khoa tạp chí “Dự luật An ninh mạng: hàng Việt Nam “made in China ?”. Tuy nhiên chỉ cần nhìn qua cũng có thể thấy đây là một thông tin bịa đặt, hoàn toàn khiên cưỡng.

Dự thảo Luật An ninh mạng liệu có phải là bản sao của Trung Quốc?

Hội thảo về Hoàn thiện Dự án Luật An ninh mạng

Thứ nhất, Luật khoa cho rằng “Có một thuật ngữ mà chúng ta cần để ý trong dự luật của Việt Nam, đó là “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”, quy định tại Điều 9. Trong Luật An ninh mạng của Trung Quốc cũng có một thuật ngữ tương tự “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng” (critical information infrastructure), quy định tại Điều 31. Đây là một trong những thuật ngữ trung tâm của hai luật này và định nghĩa của hai luật cũng rất giống nhau: chúng đều chỉ những thông tin mà nếu bị xâm hại thì sẽ làm nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội”. Bài báo này cho rằng chính sự tương đồng về thuật ngữ này là lý do dự luật An ninh mạng Việt Nam giống một bản sao của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cụm từ “critical information infrastructure” thực chất được sử dụng ở văn bản của rất nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Singapore và được sử dụng khá thông dụng trên mạng. Thuật ngữ này là một thuật ngữ IT, đã được định nghĩa bởi Fandom, một từ điển liên quan đến các các điều luật Internet. Như vậy, khái niệm mà tác giả bài báo cho rằng tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc thực ra là thuật ngữ khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong ngành An ninh mạng. Như vậy những vấn đề đã thuộc về dạng thuật ngữ chuyên ngành thì không thể muốn thay thế như thế nào cũng được. Do đó việc dựa vào một số thuật ngữ chuyên ngành để cho rằng Luật an ninh mạng là bản sao là hoàn toàn khiên cưỡng. Với tầm hiểu biết của một luật sư, những thông tin trên không phải là quá khó để tiếp cận và tìm hiểu nhưng dường như người viết bài đã cố tình lờ đi để đạt được mục đích đánh lận con đen của mình.

Thứ hai, đã là một bộ luật sinh ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì việc học hỏi, tham khảo những điểm ưu việt của các bộ luật trên thế giới là điều không thể tránh khỏi. Chính người biên soạn nói rõ đã tham khảo Luật an ninh mạng của các nước phát triển như Nga, Mỹ, Trung Quốc….để xây dựng. Bộ luật được đưa ra bàn thảo vào thời điểm này đã đáp ứng được nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Vậy tại sao những thứ đáng học hỏi chúng ta lại không thể học hỏi ?. Chẳng nhẽ chỉ vì sợ cái tiếng “made in China” mà đám rận chủ cố tình gán ghép mà lại phải bỏ qua những điều tốt đẹp, tiến bộ, ưu việt, đáng phải học hỏi. Há chẳng phải để đám rận chủ càng đắc lợi hay sao ?.

Thứ ba, một dự thảo luật khi ra đời không thể nào tránh khỏi có những điều khoản không hoàn hảo. Vì vậy mới được gọi là dự thảo và cần có sự chung tay đóng góp trí tuệ trên cơ sở phát huy tinh thần dân chủ để người dân đóng góp trí tuệ, chất xám nhằm giúp dự thảo Luật hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cũng phải phân biệt rõ đâu là những lời góp ý chân thành, vì mục đích xây dựng và đâu là những góp ý xuyên tạc, thiếu tinh thần xây dựng, cản trở quá trình hoàn thiện bộ luật.

Dự thảo Luật An ninh mạng liệu có phải là bản sao của Trung Quốc?

Qua đó có thể thấy rõ mục đích viết bài của “luật gia” Long thực chất không hề quan tâm đến việc dự thảo luật có được chỉnh sửa, hay quyền lợi của người Việt Nam được đảm bảo có hay không. Nếu thật sự muốn làm điều đó, “luật gia” Long đã tiếp cận vấn đề trên giác độ thiện chí và đưa ra những gợi ý sửa đổi phù hợp cho dự luật. Thay vào đó, không hề có đường hướng sửa đổi phù hợp nào được đưa ra ở đây, chỉ thấy “luật gia” Long lồng ý đồ cá nhân khi gán chuyện dự luật An ninh mạng của Việt Nam với chuyện tranh chấp lãnh thổ Việt – Trung. Một chủ đề không liên quan nhằm kích động, gây hận thù dân tộc, chia rẽ mối đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng chỉ rõ mưu đồ thâm độc, để giới luật sư nhân danh “dân chủ” không tiếp tục đánh lận con đen, dắt mũi người đọc và khiến cho dư luận quần chúng nhân dân hoang mang thêm nữa.

Băng Di

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG