Sunday, April 28, 2024

Chưa thấy thời kỳ nào nhiều cựu sếp lớn doanh nghiệp nhà nước bị xử lý như vậy!

Chiếc ghế lãnh đạo của các tập đoàn tên tuổi như dầu khí, điện lực, than khoáng sản, đóng tàu, vận tải biển,… không nói ai cũng hiểu là đầy quyền lực. Mà cũng vì được trao quá nhiều quyền lực, sự độc quyền, họ tự cho phép mình “vung tiền” vô tội vạ vào những khoản đầu tư ngoài ngành trái quy định để rồi ôm những khoản nợ hàng trăm nghìn tỷ không biết bao giờ mới trả hết. Nhưng ngay cả khi rời “ghế nóng” hoàn thành sứ mệnh của mình thì trách nhiệm của người từng ngồi trên đó chẳng dễ gì buông bỏ.

Cả khi rời “ghế nóng” hoàn thành sứ mệnh của mình thì trách nhiệm của người từng ngồi trên đó chẳng dễ gì buông bỏ

Trước khi vụ bắt giữ cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng do những sai phạm ở cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam trở thành đề tài được bán tán sôi nổi ở Việt Nam, thì báo chí cũng từng đưa tin về hàng loạt cựu sếp DNNN dính vào vòng lao lý như: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận (cựu sếp PVC); Vũ Đình Duy, Trần Trung Chí Hiếu (cựu sếp nhà máy 7.000 tỷ PVTex đắp chiếu),… cùng hàng loạt cá nhân khác. Trong số này, Trịnh Xuân Thanh mới đây đã bị truy tố với tội tham ô theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình.

Đó chỉ là những nhân vật mới nhất bị pháp luật sờ gáy. Còn trước đó, nhiều vị khác cũng đã phải đứng trước vành móng ngựa sau bao tháng năm làm khuynh đảo những “quả đấm thép”. Đó là các sếp trong vụ án Vinashin, Vinalines,… hồi năm 2010-2012 như Dương Chí Dũng, (cựu Chủ tịch Vinalines), Phạm Thanh Bình (cựu Chủ tịch Vinashin), Phí Thái Bình (cựu chủ tịch HĐQT Vinaconex), vì những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, khiến các tập đoàn nhà nước có nguy cơ bị phá sản.

Chưa thấy thời kỳ nào nhiều cựu sếp lớn doanh nghiệp nhà nước bị xử lý như vậy!Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đào Văn Hưng, cựu chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Xa hơn nữa là nhiều lãnh đạo DNNN khác cũng đã bị kỷ luật và mất ghế như Đào Văn Hưng, cựu chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (năm 2012), ông Đoàn Văn Kiển, cựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2009.

Qua đó có thể thấy, chưa thấy thời kỳ nào mà nhiều cựu lãnh đạo DNNN bị đưa ra xử lý đến như vậy. Nếu như trước kia những sai phạm chỉ liên quan đến vài tỷ đồng thì bây giờ con số đã tăng lên gấp bội là hàng chục nghìn tỷ đồng. Và có lẽ cũng chẳng có thời nào mà nhiều cựu sếp DNNN nhà sau khi đã rời ghế lãnh đạo DNNN lại tiếp tục được nắm giữ nhiều trọng trách, kể cả ở cấp cao trong bộ máy quản lý như bây giờ (trường hợp ông Đinh La Thăng). Đó phải chăng là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới việc nhiều cán bộ có phẩm chất kém lọt vào bộ máy nhà nước?

Chuyện lãnh đạo làm sai bị xử lý là hoàn toàn đúng, nhưng điều cần làm phải chăng chính là tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn tới việc: hễ đụng đến DNNN là phát hiện thua lỗ nghìn tỷ. Phải làm rõ cái gọi là “bổ nhiệm đúng quy trình”, chứ để tình trạng sai phạm kinh tế “từ đời lãnh đạo này sang đời khác” thì hệ quả sẽ như thế nào? Nợ chất chồng nợ, sau cùng ai là người phải gánh, chả phải là nhà nước và người dân đó hay sao?

Điều quan trọng nhất là, những kẻ “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” ở nhiệm kỳ trước thì đã bị xử lý, vậy còn những sai phạm kinh tế của “thời kỳ này” thì sao?

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết năm 2016, có 17 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế 12.504 tỉ đồng. Trong đó, Vinalines lỗ lũy kế 5.040 tỉ đồng, Tổng Công ty GTel lỗ 3.905 tỉ đồng, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ 1.348 tỉ đồng. Tính riêng năm 2016, có 4 tập đoàn, tổng công ty ghi nhận khoản lỗ phát sinh là 1,3 triệu tỉ đồng… Là vài con số thống kê chưa hết, nhưng đọc tới đâu lại khiến người ta “thở dài ngao ngán, nổi da gà” tới đó vì mức độ thua lỗ của nó, càng bức xúc hơn khi đọc tới đoạn “lỗ phát sinh là 1,3 triệu tỷ đồng”. Lỗ phát sinh là gì? Khoản tiền chời ơi đất hỡi này phải chăng là những cái gọi là “phí giải trí cho sếp”, “phí tiếp khách”, “phí nhậu nhẹt”,… chăng?

Chính Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam – Trần Đình Thiên từng bóc mẽ cách kinh doanh kém hiệu của DNNN: “Doanh nghiệp nhà nước phải cần đến 2,15 đồng vốn mới tạo ra được 1 đồng doanh thu; còn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,42 đồng và 1,12 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu….”. Đã kinh doanh không hiệu quả mà còn gây thua lỗ nặng nề, thất thoát nghiêm trọng thì hà cứ gì cứ giao vốn, tài nguyên cho khối quốc doanh làm gì? Để tình trạng này kéo dài chẳng khác nào đang tạo gánh nặng cho dân, làm trì trệ nền kinh tế.

Dương Công Minh cấu kết một số tướng tá quân đội chiếm toàn bộ đất sân bay Tân Sơn Nhất

Trịnh Văn Quyết của Tập đoàn FLC bắt tay với Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến) để “ăn” trên mồ hôi, nước mắt của dân nghèo

“Nữ tướng” Nguyễn Thị Nga của Tập đoàn BRG dựa vào các “mối quan hệ tiền tỷ” tiến hành các vụ thâu tóm đất vàng với giá rẻ mạt

Không chỉ các DNNN làm ăn gây thất thoát nặng, thời kỳ này còn tồn tại rất nhiều nhóm lợi ích vẫn đang ngày đêm rút rỉa tài nguyên nhà nước, sử dụng những thủ đoạn khác nhau để biến ngân sách thành tiền chùa, biến tài sản của dân thành tài sản riêng để trục lợi. Trước tiên phải kể đến ông chủ Dương Công Minh của Tập đoàn Him Lam đã cấu kết với một số tướng lĩnh quân đội để cướp đất quốc phòng, xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Rồi tay luật sư “nhiều mưu, lắm mẹo” Trịnh Văn Quyết của Tập đoàn FLC bắt tay với nhiều quan chức địa phương (trong đó có Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến) để “ăn” trên mồ hôi, nước mắt của dân nghèo, thực hiện những thương vụ lừa đảo chứng khoán đẩy hàng trăm nhà đầu tư vào bờ vực phá sản. Hay “nữ tướng” Nguyễn Thị Nga của Tập đoàn BRG dựa vào các “mối quan hệ tiền tỷ” tiến hành các vụ thâu tóm đất vàng đầy mờ ám thông qua các thương vụ mua lại DNNN nhà nước với giá rẻ mạt.

Ai đã đứng sau hỗ trợ cho các doanh nghiệp cá mập này thao túng kinh tế, làm giàu bất chính như vậy? Đến khi nào những mafia kinh tế và mafia chính trị này mới bị xử lý? Chẳng nhẽ lại phải chờ đến nhiều nhiệm kỳ sau, khi người dân đã bị bần cùng hóa, đất nước đã cạn kiệt tài nguyên và không còn gì để “bòn rút”? Mới đây, “mafia” thao túng cả chính quyền Đà Nẵng – Vũ Nhôm đã “vào tròng”, đến khi nào mới tới Dương Công Minh, Quyết Còi, Nguyễn Thị Nga,…?

Nhìn vào số phận của những người tiền nhiệm, liệu có đủ cảnh tỉnh cho những người đang đương nhiệm? Cuộc chiến chống tham nhũng đang nóng lên từng ngày, nhận được sự ủng hộ của dân chúng trước việc xử lý nhanh gọn và rốt ráo trong vụ Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và Vũ Nhôm. Tuy nhiên, lòng dân sẽ thật sự yên tâm nếu như sự công minh của pháp luật tiếp tục chiếu rọi vào những ông lớn lạm chức lạm quyền, những nhóm lợi ích vẫn đang tung hoành ngang dọc khắp đất nước.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG