Friday, June 7, 2024

Nguyễn Văn Đài chỉ biết khua môi múa mép kiếm cơm

Thực tiễn cách mạng Việt Nam và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rộng mở hiện nay đỏi hỏi chúng ta phải giảm và thoát sự lệ thuộc vào bất cứ quôc gia nào. Trong đó, Trung Quốc là nước gần gũi nhất có lịch sử và mối quan hệ đặc biệt ở cấp chiến lược toàn diện với Việt Nam. Hai nước luôn cần có nhau để cùng phát triển, trên cơ sở  tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi theo đúng như văn bản các bên đã cùng nhau ký kết. Tuy nhiên, có nhiều kẻ trong đó có Nguyễn Văn Đài lại cố tình xuyên tạc về mối quan hệ này.

Nguyễn Văn Đài chỉ biết khua môi múa mép kiếm cơm

Người xưa nói kẻ ngốc cầu người, người khôn cầu ở chính mình là như vây. Phàm là chuyện gì cũng chỉ biết dựa vào người khác. Chỉ biết đặt hết hi vọng vào người khác, dần dần bạn sẽ trở nên bị động, mất đi động lực tiến về phía trước.

“Thoát Trung” theo kiểu suy nghĩ của Nguyễn Văn Đài là tầm nhìn thiện cận, mục đích đẩy dân tộc Việt Nam đến bờ vực xung đột và mâu thuẫn. Tổ chức khủng bố Việt Tân và Nguyễn Văn Đài là muốn đẩy thuyển để chúng ta phải chọn bên. Không nằm ngoài mục đích Đài đã lòi đuôi cáo là hãy theo Việt Tân. Nói như  Đài “rè” về Việt Tân ai cũng hiểu, Hoàng Cơ Minh sáng lập Việt Tân đã làm tay sai cho giặc, quen thói ăn theo làm liều, chịu sự sai khiến của giặc, có tội với nhân dânViệt Tân vẫn mang bản chất hèn hạ, quen thói lệ thuộc, lạc loài không biết đúng sai, làm gì có thông minh mà dạy bảo ai. Nghe theo chúng chẳng khác gì bước vào ngõ cụt tự sát và tự châm lửa đốt chân đốt nhà mình.

Việt Tân còn chưa có nổi nhận thức mang tư duy của kẻ bám víu ngoại bang lấy đâu ra mà đòi canh tân đất nước? Nguyễn Văn Đài chỉ quen thói khua môi múa mép kiếm cơm, nói năng xằng bậy, làm sai lệch nhận thức của người nhẹ dạ cả tin. Luận điệu đó sẽ không lừa được ai, chẳng có kết cục nào tốt đẹp, cần tình táo trước luận điệu hết sức thâm hiểm này.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau, liên kết cùng nhau tạo nên bức tranh chung đa dạng, phong phú và rộng mở. Hòa bình hợp tác là chủ đạo, xen kẽ sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Đặc biệt là các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, sự cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp, quyết liệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Việt Nam không chọn bên, chỉ chọn lẽ phải, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc của nhau.  Vậy tại sao lại bài xích và kích động mâu thuẫn hai nước, phải chăng đó là đòn thâm hiểm và mục đích xấu xa của đám khủng bố Việt Tân.

Với chính sách ngoại giao cây tre  “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam; Đó cũng chính là sự mềm mại trong ứng xử, khôn khéo uyển chuyển, nhưng rất kiên cường chịu đựng, quyết liệt trước khó khăn thử thách; linh hoạt trong vận dụng, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Truyền thống đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Đường lối ngoại giao đặc sắc mà cha ông ta để lại là rất độc đáo, mang bản sắc riêng. Song, tựu trung là nó toát lên tinh thần  đầy hào khí yêu nước, giàu tính nhân văn sâu sắc, hòa hiếu, trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa.

Là những người Việt Nam chân chính, độc giả cần tỉnh táo khi tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội, nhất là trước các thông tin do Việt Tân và đồng bọn cung cấp. Hãy luôn tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam, không để những kẻ “khát nước” làm lung lay ý chí và niềm tin. Còn đối với nhân vật Nguyễn Văn Đài, không hơn, không kém, hắn ta vẫn mãi mãi là kẻ phản động mà thôi!

HUY PHƯƠNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG