Thursday, December 12, 2024

Tiếp tục đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Phải kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm, sai trái thù địch, xuyên tạc, vu khống, phủ nhận thành tựu về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền

Tiếp tục đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nếu như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đặt Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân thì Đại hội XIII của Đảng xác định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Theo đó, phải kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm, sai trái thù địch, xuyên tạc, vu khống, phủ nhận thành tựu về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền; từ đó đổi mới nội dung, phương pháp đấu tranh, thực hiện nguyên tắc trong đấu tranh có đối thoại, trong đối thoại có đấu tranh; đa dạng hóa các hình thức đấu tranh nhưng không nên mở rộng, mà phải áp sát trực diện vào vấn đề cần phải đấu tranh, đối tượng đấu tranh, nhằm chủ động, tích cực nhận diện, phê phán, phản bác, ngăn chặn từ xa; xử lý công khai, minh bạch bằng pháp luật, trước hết đối với những người cầm đầu, phù hợp với các quan hệ, nguồn lực liên quan trực tiếp đến vấn đề đấu tranh và đối tượng đấu tranh nhằm kiên quyết làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn sử dụng dân chủ, nhân quyền như một công cụ chống phá chế độ chính trị – xã hội để góp phần làm sáng tỏ và thực hiện, phát huy nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Để hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về quyền con người. Thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trên lĩnh vực quyền con người để đề xuất giải pháp phù hợp.

Thứ hai, tích cực, chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng thời, chủ động, tích cực tham gia và đóng góp trực tiếp vào việc định hình giá trị cũng như luật pháp về vấn đề quyền con người trong quan hệ quốc tế.

Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực quyền con người. Đa dạng hóa các hình thức đấu tranh trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp, công khai, minh bạch, dân chủ, góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, đồng thuận. Căn cứ vào nghị quyết và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cần xác định rõ nội dung, biện pháp, yêu cầu cụ thể trong nhiệm vụ phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phù hợp với từng giai đoạn, tình hình tại địa phương, cơ sở. Nâng cao cảnh giác cách mạng để mỗi cán bộ, đảng viên tự phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho mình và giúp đỡ những người xung quanh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực quyền con người trong cả hệ thống chính trị. Các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương tiếp tục xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết tốt các “điểm nóng” phức tạp, kéo dài, theo của Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20-7-2010, của Ban Bí thư khóa X “Về công tác nhân quyền trong tình hình mới”, đặc biệt liên quan đến các vấn đề đất đai, tôn giáo, dân tộc,…Chú ý trong xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến dân chủ, nhân quyền, phải tính toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo, linh hoạt về phương pháp, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và dư luận quốc tế, cô lập, phân hóa số ngoan cố chống đối. Phân biệt rõ mâu thuẫn địch – ta và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, không làm phức tạp thêm tình hình, tạo sơ hở cho địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên môn, chuyên trách (tư tưởng, lý luận, thông tin, truyền thông, văn hóa, ngoại giao, an ninh chính trị, bảo vệ chính trị nội bộ); xây dựng cơ sở dữ liệu chủ động công bố trên cổng thông tin điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh về thành tựu trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và tư liệu về quyền con người bị xâm hại do hành động của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch gây ra đối với nhân dân Việt Nam để đấu tranh có hiệu quả về quyền con người.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội, thông tin đối ngoại về thành tựu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân qua hơn 35 năm đổi mới. Phát huy hiệu quả vai trò của báo chí, truyền thông trong bảo vệ, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước.

Thứ bảy, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá, gây mất ổn định chính trị – xã hội tại Việt Nam. Đồng thời, chủ động công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cả ở trong nước và quốc tế.

Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực quyền con người. Đồng thời, chú ý lắng nghe dư luận nhân dân, tiếp nhận ý kiến giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội để nâng cao hiệu quả đấu tranh. Coi trọng phát hiện các yếu tố tích cực, điển hình tiên tiến, những cán bộ, đảng viên, chức sắc tôn giáo, già làng, người có uy tín tiêu biểu để tuyên dương, rút ra những bài học, kinh nghiệm. Tiếp tục xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian tới./.

          XUÂN QUANG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG