Thursday, September 19, 2024

“Tiền chùa, của Phật”, ai quản lý?

Công khai minh bạch là vấn đề cần thiết trên bất kỳ lĩnh vực nào. Chính vì vậy, tiền công đức, tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội cũng cần có được sự quản lý rõ ràng. 

“Tiền chùa, của Phật”, ai quản lý?Chỉ riêng tỉnh Ninh Bình đã có 790 đền chùa, thu hút hàng vạn lượt khách tới tham quan, chiêm bái mỗi năm

Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam hiện có 18.491 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn ngôi đền nằm rải rác trên khắp cả nước. Về lễ hội, một thống kê cho biết Việt Nam có khoảng 9.000 lễ hội lớn nhỏ. Những con số thống kê này cho thấy số tiền mà các con nhang đệ tử, du khách thập phương đi lễ, công đức, cúng dường cũng tỷ lệ thuận và nhiều đến nhường nào.

Tuy nhiên từ đây cũng phát sinh những câu hỏi về việc quản lý tiền công đức. Tiền công đức đang được quản lý như thế nào? Liệu những đồng tiền ấy nó có chân nó chạy như ở một số nơi người ta đồn đoán hay không? Liệu có chuyện xà xẻo tiền công đức hay không?

Quản lý tiền công đức ở những nơi tín ngưỡng tâm linh là một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Bởi nó còn liên quan đến nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng mà không phải điều nào cũng có thể lý giải được. Nhưng hàng chục triệu người dân đang gửi gắm niềm tin, cũng như mong muốn được hưởng lộc từ đền, chùa cũng rất muốn biết số tiền mà mình công đức vào nơi tâm linh được sử dụng như thế nào.

Trong bối cảnh niềm tin của người dân chưa có nơi gửi gắm và vấn đề cấp bách về việc quản lý tiền công đức phải có căn cứ thì dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 04/2023 hướng dẫn quản lý thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/3/2023.

“Tiền chùa, của Phật”, ai quản lý?Người dân bỏ tiền cúng dường vào thùng công đức ở chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM trong dịp lễ tết

“Tiền chùa, của Phật” có một sự thay đổi nghĩa trong một khái niệm quen dùng về số tiền thiếu sự quản lý, tiếp nhận thiếu sự rõ ràng và người nhận tùy ý chi dùng, không ràng buộc bởi quy định và hướng dẫn cụ thể.

Dù ban hành Thông tư hướng dẫn nhưng nhà nước không quản lý số tiền công đức này. Việc mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng thương mại hoặc lập sổ thu chi riêng nhằm mục đích phản ánh việc tiếp nhận quản lý tiền công đức, tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, nhằm công khai minh bạch. Chủ tài khoản có thể là người đứng đầu cơ sở thờ tự, tôn giáo, khu di tích hoặc người uy tín đại diện cho những cơ sở đó. Theo hướng dẫn từ thông tư 04, người đại diện từ cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận quản lý sử dụng số tiền công đức, phục vụ bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội phù hợp với quy định.

Vậy ai sẽ quản lý việc sử dụng số tiền công đức của người đại diện? Trong quá trình giao dịch từ ngân hàng, kho bạc sẽ phản ánh sự khách quan minh bạch bằng chứng từ văn bản, người đại diện sẽ từ đó công khai các khoản chi và dư lại của số tiền công đức. Điều này tạo uy tín cho đại diện và tập thể điều hành cơ sở thờ tự, tôn giáo đối với người dân và quan trọng là tạo niềm tin cho người dân về số tiền mình đóng góp.

Tính khả thi của Thông tư 04 phải được minh chứng trong thời gian thực hiện. Trước mắt, các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, di tích sẽ có chung một cách quản lý số tiền công đức theo phương thức thanh toán điện tử. Tất cả hướng tới sự văn minh, dân chủ, minh bạch tài chính trong tình hình đổi mới của đất nước, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số.

Hạnh Phúc

Nguồn: Cánh cò

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG