Friday, November 22, 2024

Sao phải dạy Công an cách phá án!

Ngày xưa, cứ nghe ai đó nói “dân trí nước mình thấp” là tôi giãy nãy lên muốn xắn tay uýnh lộn. Nhưng sau vụ 4 cô tiếp viên vừa rồi, nếu nghe lại câu ấy thì tôi sẽ không có phản ứng gì nữa, vì lên mạng toàn gặp các nhà thông thái.

Đúng thế còn gì nữa, nói đúng hơn là giờ ra đường, toàn gặp các thám tử online, những nhà khoa học Internet, những chuyên gia mạng. Ấy là những kẻ chuyên cào phím phán xét chuyện thiên hạ.

Mạng internet và mạng xã hội mang đến cho chúng ta quá nhiều tiện ích nhưng nó cũng làm cho chúng ta mất quá nhiều thời gian một cách vô bổ cũng như không ít phiền toái, nhất là các vấn đề chính trị, xã hội hay các vụ việc nhạy cảm có sức hấp dẫn cao. Theo đó, mạng xã hội đã giúp cho không ít người khi bước qua ngưỡng cửa của nó đã trở thành những bác sĩ online, thầy giáo onlie, luật sư online… và có cả những nhà “điều tra viên” online.

Và cứ thế, nhừng nhà “online” này đang làm thay các cơ quan chức năng thông qua mang internet, mạng xã hội. Chỉ cần lướt qua, dựa trên mấy kiến thức abc là lập tức có những người trở thành “anh hùng bán phím”, thành những “nhà online” thứ thiệt.

Chẳng hạn như từ vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên cho đến vụ án cháu Lê Hoàng Long, học sinh Trường Gateway bị tử vong, vụ chiến sĩ Trần Đức Đô tử vong, gần nhất là vụ 4 nữ tiếp viên hàng không, chúng ta đã được thấy rõ những mặt trái của mạng internet và mạng xã hội như nào khi cư dân mạng bàn tán với muôn vàn thông tin được đưa ra như thể họ biết rất rõ về sự việc và kiến thức đính kèm.

Một nghịch lý cho thấy, các vụ án giết người, cướp của trở thành các vụ đại án hình sự khi được cơ quan công an công khai thông báo trước công chúng thì dân tình hồ hởi vui mừng, trầm trồ khen ngợi tài năng điều tra của cơ quan điều tra.

Sao phải dạy Công an cách phá án!

Thế nhưng, có một số vụ việc như nêu trên, thay vì tin tưởng vào các thông tin chính thống được cung cấp bởi các cơ quan chức trách, một bộ phận không nhỏ cộng đồng mạng lại hùa theo những thông tin thất thiệt được các “điều tra viên” mạng tung lên. Thậm chí còn phủ nhận, đặt điều xuyên tạc, nghi ngờ về tính công khai, minh bạch từ kết luận điều tra. Có lẽ, cũng chỉ vì sự nhận thức chưa đến nơi đên chốn của cư dân mạng nên họ đã bị đám “kền kền” dắt mũi bởi những thông tin sai sự thật, cố tỉnh “bẻ lái” các vụ án trên theo chiều hướng tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận.

Bằng những lập luận mang tính suy diễn, võ đoán của mình, người ta phủ nhận những chứng cứ được cơ quan điều tra thu thập một cách khoa học đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, một loạt “giả thuyết điều tra” cũng được các “điều tra viên” mạng vẽ ra. Nguy hiểm hơn, những “định hướng” điều tra được cộng đồng mạng vẽ ra lại đi theo hướng tấn công cơ quan chức năng, tạo ra sự hoài nghi trong xã hội.

Đó là văn hóa cực xấu của cộng đồng mạng, họ bảo thủ đến mất hết cả lý trí và niềm tin vào sự thật khách quan. Chẳng lẽ, họ lại mong muốn một kết luận để cho thấy tài năng phán đoán của một “điều tra viên online” luôn đúng, họ chờ đợi một kết luận khác mà ở đó khẳng định rằng em Đô bị đánh chết, bị chỉ huy đánh đập đến tự tử hay quân đội bao che, lấp liếm cho sai phạm … Đám phản động nghĩ sao nói vậy để hạ uy tín, chống phá đã đành, đằng này một bộ phận người dân lại dễ dàng bị họ dắt mũi như vậy hay sao.

Trong khi đó, kết luận về các vụ việc đã được thông báo công khai trên các mặt báo. Cơ quan Công an đã tổ chức hẳn một buổi họp giải thích tường tận lý do trả tự do cho 4 tiếp viên. Thế mà nhiều kẻ vẫn cho là có chống lưng, con ông cháu cha, tiền, vân vân và mây mây!

Cho nên sẽ thật tai hại nếu như ai không rõ điều này mà tin vào luận điệu của đám phản động. Vì với các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, mục tiêu chúng nhằm gây bất ổn trong xã hội, tạo sự nghi kỵ giữa quần chúng nhân dân và nhà nước, tiến hành hướng lái, tác động gây hậu quả xấu cho xã hội. Và để đạt được mục tiêu, các cá nhân, tổ chức này sẵn sàng xuyên tạc, bóp méo, bẻ lái thông tin.

Do đó, về cùng một vụ án nhưng vô số thông tin trái chiều được đưa ra. Khi mà các thông tin thật giả lẫn lộn, thiếu kiểm chứng vẫn ngày ngày xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, nếu mỗi người không tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và khả năng chắt lọc thông tin thì sẽ rất dễ bị mắc vào ma trận thông tin, thậm chí là bị đối tượng xấu dắt mũi.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG