Dựa trên những chiến lược về sự phát triển gắn kết hài hòa giữa khoa học và nền tảng đạo đức coi con người là trung tâm của quá trình phát triển nhân văn, Việt Nam được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá cao. GS. Michel Spiro, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Vật lý Quốc tế nhận định: “Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng, hoàn toàn có thể trở thành hình mẫu cho phát triển bền vững”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với học sinh Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hy Vọng. Ngôi trường nuôi dưỡng các em học sinh mất người thân do dịch Covid-19 tại TP. Đà Nẵng.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững ở Việt Nam bao gồm những mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Một trong những mục tiêu về phát triển bền vững được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh là chú trọng phát triển con người toàn diện, phát huy sức sáng tạo to lớn của người dân, đảm bảo an ninh xã hội, chăm lo sức khỏe, sự an toàn và môi trường sống, nâng cao mức sống người dân không để ai bị bỏ lại phía sau. Việt Nam là luôn ý thức về trách nhiệm “đạo đức” trong mỗi quyết sách phải thật sự vì lợi ích của người dân khi ứng dụng Khoa học công nghệ hay phân bổ các nguồn lực tài nguyên, không vì phát triển cao mà hạ thấp lợi ích người dân, phá hủy môi trường.
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” từ nghìn năm đã được ông cha ta nối tiếp, những bài học cách mạng từ tư tưởng ấy đến nay vẫn thấm nhuần trong các quyết sách của nhà nước. Chăm lo cho người dân trên mọi phương diện vật chất và tinh thần trở thành mục tiêu đầu tiên trong chiến lược phát triển.
Thương dân từ những gánh hàng rong, lãnh đạo thành phố HCM quả quyết: “Dù có 100, 200, 300 người buôn gánh bán bưng thì cũng phải tìm hiểu họ là ai, cách thức như thế nào và tạo sinh kế gì cho người ta sống được”. Thương dân từ những tấm áo bạc màu sương nắng nương rẫy, Nhà nước chỉ đạo xử lý những vụ đất xâm canh, tuyệt đối không thực hiện dự án mới, tập trung ổn định nơi ăn chốn ở cho người dân bám đất bám rừng canh tác. Thương dân từ cảnh sống nhà trọ chật hẹp, những dự án nhà ở xã hội cho công nhân ra đời. Thương dân từ ruộng đồng tần tảo nhà nước xác định các chính sách hỗ trợ nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Thương dân từ sự nỗ lực hối cải sau những lỗi lầm vấp váp, từ những uẩn khúc hoàn cảnh trớ trêu oan nghiệt dẫn đến phạm tội mà mỗi năm có 2 đợt ân giảm và đặc xá phạm nhân. Thương dân từ hoạn nạn khó khăn trong dịch bệnh và thiên tai tàn khốc, hàng trăm chiến dịch dốc sức an dân mùa dịch mùa bão lũ được triển khai.
Với phương châm không vì phát triển cao mà hạ thấp lợi ích người dân, Nhà nước đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược đặt người dân ở vị trí trung tâm trong phát triển bền vững. Bên cạnh những kế hoạch đảm bảo sinh kế cho từng tầng lớp người dân, nhà nước chú sự phát triển cân đối giữa các vùng miền cũng được chú trọng.
Từ sự quan tâm chăm lo và bảo vệ đời sống người dân trong chú trọng thúc đẩy sự tôn trọng đảm bảo quyền tự do dân chủ, quyền con người trong chiến lược phát triển bền vững ấy, Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025. Mọi luận điệu xuyên tạc Việt Nam “vi phạm” nhân quyền của các tổ chức không đủ thẩm quyền và các cá nhân chống phá nhà được đều được trở nên lạc lõng.
Hạnh Phúc
Nguồn: Cánh cò
Nguồn: