Friday, October 4, 2024

Phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá trên địa bàn Tây nguyên

Hiện nay rất nhiều tổ chức và các phần tử phản động lưu vong: Hội những người miền núi (MFI), tổ chức Nhân quyền người Thượng (MHRO), tổ chức người Thượng thống nhất (UMP)… ra sức tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của chúng là một nhiệm vụ rất quan trọng của mọi tổ chức, mọi công dân Việt Nam.

Phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá trên địa bàn Tây nguyên

Để thực hiện được mục đích của mình, chúng sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn như:  lợi dụng triệt để hoạt động từ thiện, nhân đạo, đầu tư phát triển kinh tế xâm nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng lực lượng, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá, gây mất ổn định, tạo cớ can thiệp; tuyên truyền, xuyên tạc những vấn đề lịch sử để lại để chia rẽ đồng bào các dân tộc thiểu số với người Kinh; tìm cách mua chuộc, lôi kéo những người có uy tín trong cộng đồng các tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số; sử dụng mạng xã hội để liên lạc, chỉ đạo trực tiếp, tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào, hình thành nên các “điểm nóng xung đột”, tạo cớ để chúng can thiệp..

Để phòng, chống hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá trên địa bàn Tây nguyên, các cấp, các ngành trên địa bàn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân hiểu rõ và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo.

Đây là giải pháp cơ bản nhằm đưa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo vào cuộc sống. Đồng thời, làm cho Nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng phủ nhận đường lối đổi mới của Đảng, kích động mâu thuẫn giữa Nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp, chia rẽ đồng   bào các dân tộc và các tôn giáo.

Để đạt hiệu quả, cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở phải gần dân, sát dân, tìm hiểu và nắm tâm tư, nguyện vọng của dân. Phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, các nhân sĩ trí thức là người dân tộc thiểu số và các chức sắc, chức việc tôn giáo tiến bộ cùng vận động, thuyết phục đồng bào các dân tộc có đạo nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Chủ động phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên từng địa bàn.

Hai là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giao

      Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thế mạnh ở từng tiểu vùng, từng xã; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, nỗ lực vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ở cơ sở; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, xã hội hóa để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, trường, trạm vừa giúp giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ; hỗ trợ, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đi vào sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư; xây dựng thôn, làng thành cộng đồng giàu về kinh tế, phát triển về văn hóa – xã hội, đoàn kết, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; giải quyết tốt tình trạng tranh chấp đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao đất, khoán rừng, giúp đồng bào an cư lạc nghiệp.

Ba là, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường khu vực và toàn cầu, là một tỉnh biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số và theo các tôn giáo; với cả thời cơ và thách thức đan xen, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề về “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” cùng những sơ hở, yếu kém trong quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, do đó, phải chủ động phòng ngừa, dự báo chính xác tình hình để sớm triệt tiêu các nhân tố bất lợi có thể gây mất ổn định chính trị – xã hội. Trong đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo vững mạnh về mọi mặt;  thực hiện tốt phong cách dân vận “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”, từ đó kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những vụ việc phát sinh có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo; thực hiện nghiêm Quy chế Dân chủ cơ sở, tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân

Điều đó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Trong đó, phải hết sức chăm lo bộ máy của hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự gần dân và vì dân; có năng lực quản lý vĩ mô ngày càng hoàn thiện. Chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là về công tác dân tộc, tôn giáo cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn; từ đó nâng cao quyết tâm, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn dân phòng, chống hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

THANH SƠN

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG