Saturday, April 27, 2024

Không có gì là “bất thường”, hay “đặc biệt” như một số người suy diễn

Ngày 14/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963), trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vẫn chiêu trò cũ, ngày 15/11/2023, fanpage “Việt Tân” đăng tải bài viết xuyên tạc về sự việc. Luận điệu mà tổ chức khủng bố này đưa ra, đó là: Ông Nhưỡng bị bắt phải chăng là đòn thủ của Bộ Công an.

Không có gì là “bất thường”, hay “đặc biệt” như một số người suy diễn

Trước hết, cần khẳng định rằng, ở đất nước ta, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của luật pháp, thể hiện tinh thần “thượng tôn pháp luật”.

          Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc gia. Điều 16 – Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều 9 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 nhấn mạnh: Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

Về ông Lưu Bình Nhưỡng, trước hết, ông là một tiến sĩ luật, từng là đại biểu Quốc hội, hiện là Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông là người am hiểu luật. Chắc chắn, nếu ông vi phạm pháp luật, ông cũng biết là mình sẽ bị xử lý theo pháp luật. Đó là sự nghiêm minh của pháp luật. Những cống hiến của ông, nhân dân ghi nhận. Nhưng nếu như ông có sai phạm, tin rằng, nhân dân cũng sẽ đồng tình với việc xử lý của cơ quan thực thi pháp luật. Đó là điều không phải bàn cãi. Sao lại có thể tráo trở nói rằng đó là đòn thù của Bộ Công an.

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật. Ngoài những đặc điểm chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn mang những đặc trưng về tính dân tộc và tính nhân đạo. Nhà nước quản lý xã hội, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật và luôn quan tâm xây dựng cho người dân ý thức thượng tôn pháp luật. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân. Công dân là cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước càng phải gương mẫu chấp hành pháp luật. Công dân tôn trọng và tuân thủ nghiêm pháp luật chính là thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Công dân tuân thủ nghiêm pháp luật là góp phần bảo vệ sự ổn định trật tự xã hội; là tự bảo vệ chính bản thân mình và được pháp luật bảo vệ. Ngược lại, mọi công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì, nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Do đó, việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có gì là “bất thường”, hay “đặc biệt” như một số người suy diễn.

PHƯƠNG VIỆT

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG