Tuesday, December 10, 2024

Cảnh giác việc lợi dụng phản biện xã hội

Mỗi người phải có chủ kiến khi tiếp cận các vấn đề phản biện xã hội, dựa trên nền tảng tri thức và thái độ khách quan, lấy lợi ích của cộng đồng làm mục đích

Phản biện xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân đối với các vấn đề của Đảng, đất nước, xã hội, đơn vị… Phản biện xã hội phải được thực hiện trên tinh thần trách nhiệm với mong muốn đạt được mục tiêu tốt nhất, bằng các hình thức, phương pháp và thái độ phù hợp.

Nhiều chiêu bài nguy hiểm

Để thực hành phản biện xã hội với ý nghĩa tích cực, yếu tố cần tuân thủ là phải dựa trên nền tảng tri thức, thái độ khách quan, lấy lợi ích của cộng đồng làm mục đích…

Cảnh giác việc lợi dụng phản biện xã hội

Phản biện xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân. Trong ảnh: Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. Ảnh: LÊ VĨNH

Nếu không đáp ứng các yếu tố trên, phản biện xã hội sẽ dễ chỉ là ý kiến chủ quan, cảm tính và phiến diện, cực đoan; không đóng góp cho tiến trình phát triển của xã hội, đất nước mà còn cản trở tiến trình đó. Thực tế cho thấy, một số cá nhân xem phản biện xã hội được sử dụng như “chiêu bài” để thực hiện ý đồ, mục tiêu nào đó hoàn toàn không nhằm mang lại lợi ích cộng đồng.

Đó là những người tự cho mình là “người phản biện”, “tiến bộ” nên thường có các ý kiến có vẻ phản biện về những vấn đề của Đảng, Nhà nước, đất nước. Cách họ thường sử dụng là viết “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi các cấp nhưng thực ra đã đăng tải ở nhiều kênh không chính thống khác và xem đó mới là con đường tán phát chủ yếu.

Nếu cá nhân có ý thức xây dựng, muốn đóng góp với Đảng, Nhà nước thì ý kiến của họ sẽ được gửi trực tiếp đến các vị lãnh đạo, phát biểu ở các diễn đàn công khai, hợp pháp, nêu trên mặt báo chính thống trong nước… Thế nhưng, nhiều người đã chọn cách nêu ý kiến của mình cho nhiều người biết hơn là thực tâm đóng góp.

Một số người khác còn sử dụng mạng xã hội, blog, trang cá nhân… để tán phát các ý kiến tiêu cực, đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng. Sự phát triển của internet và mạng xã hội đã tạo điều kiện cho nhiều người sử dụng làm kênh tán phát quan điểm, ý kiến của mình, dù quan điểm, ý kiến đó không phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Bởi lẽ, khi không có cùng mục tiêu, khi phương pháp không phù hợp thì tính chất phản biện xã hội không thể hiện rõ, nó có thể là một dạng phản bác, bác bỏ, phản kháng chứ không có tính xây dựng.

Ngoài ra, một số người nêu vài nội dung mang tính phản biện xã hội nhưng bằng hình thức công kích, bóp méo sự thật nên về bản chất không còn ý nghĩa phản biện. Ở mức độ lập lờ và dễ gây nhầm lẫn hơn, trường hợp này có thể làm cho những ai cả tin ngộ nhận là người đó có thái độ phản biện xã hội đúng mực nên ủng hộ hoặc nghe theo, thậm chí còn giúp lan truyền quan điểm sai trái. Đây là chiêu bài nguy hiểm nếu người tiếp nhận thông tin không có sự thận trọng cần thiết.

Phải có “bộ lọc”

Trong “ma trận” thông tin, quan điểm về đủ các vấn đề của xã hội và đất nước, nếu không đủ tỉnh táo, không đủ thông tin và thiếu bản lĩnh, người đọc sẽ dễ cho rằng những ý kiến đó “đáng suy nghĩ”, “có lý”, thậm chí “cần ủng hộ”.

Chẳng hạn, với một số thông tin về lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, biên giới, chủ quyền biển đảo, quan hệ với một số nước…, vốn có rất nhiều thông tin khác nhau. Trong đó, nhiều thông tin sai lệch, phiến diện, có dụng ý xuyên tạc vẫn được một số người viện dẫn cho sự “phản biện” của mình.

Vì vậy, mỗi người cần xem xét nguồn gốc thông tin đó ở đâu, nếu không rõ ràng thì không vội vàng tin vào độ chính xác của nó. Thông tin đó đã được kiểm chứng và có xác nhận từ nơi đáng tin cậy là chính xác chưa, dựa trên các căn cứ khoa học nào? Thông tin đó thực ra có lợi cho ai, nhất là khi chỉ có lợi cho người này mà bất lợi cho người kia thì phải hoài nghi tính chính xác của nó. Đồng thời, người sử dụng thông tin đó để phản biện xã hội liệu có đáng tin cậy?…

Như vậy, mỗi người phải có “bộ lọc” và chủ kiến khi tiếp cận các vấn đề phản biện xã hội. Không nên vội vàng tin ngay vào các ý kiến có vẻ phản biện xã hội của ai đó khi mình chưa xác định được đầy đủ về tính chính xác của thông tin, động cơ của việc nêu ý kiến ấy.

Trên thực tế, phản biện xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân, nhất là cán bộ, đảng viên, đối với các vấn đề của Đảng, đất nước, xã hội, đơn vị… Phản biện xã hội phải được thực hiện trên tinh thần trách nhiệm với mong muốn đạt được mục tiêu tốt nhất, bằng các hình thức, phương pháp và thái độ phù hợp.

Với một số ý kiến có vẻ mang tính phản biện xã hội, mỗi người cần tiếp nhận với thái độ thận trọng và cảnh giác, để xác định rõ xem động cơ, mục đích của nó là gì. Trong trường hợp phát hiện nó chỉ là chiêu bài nhằm gây chia rẽ, hoang mang trong dư luận, xuyên tạc tình hình thực tế…, mỗi người phải có biện pháp đấu tranh phù hợp, ít nhất cũng không được làm cho ý kiến đó tán phát rộng rãi hơn.

Đánh lạc hướng

Có người trả lời phỏng vấn báo, đài nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, thực tế của đất nước. Chính đó là điều mà những người này mong muốn, hòng tạo ra cái gọi là “dư luận” để đánh lạc hướng một số người thiếu thông tin, làm lung lạc những người không có lập trường vững chắc.

TRỊNH MINH GIANG

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG