Friday, November 22, 2024

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Vai trò, vị thế và uy tín của Mặt trận ngày càng được nâng cao; tiếng nói của Mặt trận càng được coi trọng; phương thức hoạt động của Mặt trận ngày càng hiệu quả nhưng “chiếc áo” của Mặt trận đã quá chật. Do đó cần phải có Nghị quyết của Bộ Chính trị về vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận.

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Cơ thể của mặt trận đang dần mạnh lên, nhưng “chiếc áo” thì đã chật quá, cần phải có chiếc áo mới. 

Đó là ý kiến phát biểu của các đại biểu góp ý cho Dự thảo Đề án “Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam” khi tham dự Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 13 mở rộng, khoá IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra hôm qua (8/8).

Không đặt MTTQ Việt Nam tương đương với các ban, bộ, ngành

Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, từ Đại hội X của Đảng đến nay, Đảng đã giao cho Mặt trận nhiều nhiệm vụ, trong đó có giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đây là những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Rồi một loạt các vấn đề mới về dân tộc, tôn giáo, doanh nhân.

“Đặc biệt là những vấn đề vừa xảy ra vừa qua liên quan đến các doanh nhân như vụ việc Tân Hoàng Minh, Việt Á… làm Mặt trận phải “suy nghĩ” lại. Rất nhiều vấn đề mới đang đặt ra đối với công tác Mặt trận.” – ông Nguyễn Túc trăn trở.

Theo ông Nguyễn Túc, cơ thể của mặt trận đang dần mạnh lên, nhưng “chiếc áo” thì đã chật quá, cần phải có chiếc áo mới. “Tôi đồng tình với việc cần phải có Nghị quyết của Bộ Chính trị về vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận” – ông Túc nói.

Góp ý cụ thể vào Đề án, ông Nguyễn Túc đề xuất sửa đổi “Ban đoàn kết và vận động xã hội” thành “Ban cộng đồng và vận động xã hội”. Bởi, Mặt trận là nơi tập hợp, đoàn kết những người Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam Vũ Trọng Kim cho rằng, không nên đặt MTTQ Việt Nam tương đương với các ban, bộ, ngành Trung ương…

Ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam cho rằng, không nên đặt MTTQ Việt Nam tương đương với các ban, bộ, ngành Trung ương, bởi chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận đã được quy định trong Hiến pháp, còn các ban, bộ, ngành Trung ương thì không có. Do đó cần diễn đạt theo hướng: “Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là cơ quan của MTTQ Việt Nam có tính chất và nhiệm vụ đặc biệt khác với các bộ, ban, ngành”, từ đó mới có những chức năng, nhiệm vụ khác với các bộ, ngành.

Đồng tình với ông Nguyễn Túc về việc đổi tên Ban Phong trào thành “Ban đoàn kết và vận động xã hội”, ông Vũ Trọng Kim lưu ý 2 vế “đoàn kết” và “vận động xã hội”. Đoàn kết để vận động xã hội hay vận động xã hội để đoàn kết? Theo Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, đoàn kết để vận động xã hội, 2 nội dung này không thể trở thành 2 vế của 1 tên gọi. Mặt khác, đoàn kết là nhiệm vụ của tất cả chúng ta phải làm, không chỉ là nhiệm vụ gắn vào 1 ban cụ thể. Do đó cần sửa lại thành “Ban vận động và xây dựng cộng đồng”, xây dựng, tổ chức các phong trào, xây dựng cộng đồng hướng về địa bàn dân cư và hướng về cơ sở.

Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cho rằng, Hiến pháp năm 2013 và Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 là căn cứ chính trị, pháp lý vững chắc cho việc trình Đề án “Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam”, lên Bộ Chính trị xem xét quyết định.

Ông Lê Bá Trình đề nghị, cần bổ sung thêm ở phần thực tiễn tính đặc thù về tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam so với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị nước ta. Trong đó cần nêu rõ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Nhưng cơ quan chuyên trách của Uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp là cơ quan phục vụ của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thì được tổ chức và hoạt động theo tính chất 1 đơn vị hành chính Nhà nước; cán bộ, công chức thực thi công vụ theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức.

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình đề nghị, cần bổ sung thêm ở phần thực tiễn tính đặc thù về tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam so với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị nước ta 

Nhắc tới Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện tất cả các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…như tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp, ông Lê Bá Trình cho rằng, với khối lượng công việc rất nhiều, nhiệm vụ nặng nề như vậy, để toàn bộ các nhiệm vụ này được chuyển tải và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong Uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp với nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động thì cơ quan chuyên trách của Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp đó phải có địa vị chính trị và pháp lý tương đồng với các cơ quan của Đảng, Nhà nước; được đầu tư đủ mạnh về lực lượng và bảo đảm các điều kiện cơ bản thì MTTQ Việt Nam mới hoàn thành được nhiệm vụ theo chủ trương, đường lối của Đảng; quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Quan trọng nhất là làm rõ chức năng, nhiệm vụ Mặt trận

Đề cập đến nội dung dự thảo Đề án, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương thông tin, với cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã thực hiện xong. Căn cứ vào Quy định 212 của Ban Bí thư và hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành quyết định để phê duyệt chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, chuẩn hóa chức danh của cán bộ Mặt trận đến tận cơ sở. Việc này rất cần thiết, thể hiện được tính chuyên nghiệp về tổ chức của một cơ quan, đơn vị.

Từ thực tế triển khai tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Lan Hương hiến kế, quan trọng nhất là làm rõ chức năng nhiệm vụ của các ban, đơn vị, quy định rõ nội hàm, nội dung, nhiệm vụ chức năng sẽ truyền tải được yêu cầu đặt ra đối với công việc. Đồng thời, Đề án cần chuẩn hóa được tiêu chuẩn chức danh cán bộ gắn với vị trí việc làm. Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ, bởi đây là điều cốt lõi nhất trong thực hiện đầy đủ về bộ máy tổ chức, chuẩn hóa chức danh, vị trí việc làm.

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương hiến kế, quan trọng nhất là làm rõ chức năng nhiệm vụ của các ban, đơn vị, quy định rõ nội hàm… 

Cùng quan điểm với Chủ tịch MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch không chuyên trách Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đề xuất, MTTQ Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn, các ban chuyên môn, nâng cao năng lực nghiên cứu, học tập của cán bộ trong cơ quan, trong đó tránh chồng chéo cũng như tăng hiệu lực, hiệu quả; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành viên trong Hội đồng tư vấn; tăng cường hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học…

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh đề xuất, cần xác định rõ và đúng, nhận thức thống nhất về địa vị pháp lý của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay. Mô hình tổ chức phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam.

“Phải làm rõ MTTQ Việt Nam không phải là một thiết chế Nhà nước nhưng là một thiết chế được quy định trong Hiến pháp và Luật MTTQ Việt Nam nên có vai trò và vị trí rất quan trọng, có thể nói là quan trọng bậc nhất sau Đảng, Nhà nước trong hệ thống chính trị. Vì vậy, nếu phát huy được tối đa vai trò thì kết quả tác động sẽ rất lớn, nhất là trong công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam” – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói.

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh: Phải làm rõ MTTQ Việt Nam không phải là một thiết chế Nhà nước nhưng là một thiết chế được quy định trong Hiến pháp…  

Tán thành với việc đổi mới, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ của các Ban chuyên môn hiện có của MTTQ Việt Nam, ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ – Pháp luật Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất nên thành lập một ban chuyên môn mới thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo; theo dõi, tập hợp dư luận xã hội, tâm tư, nguyện vọng, những băn khoăn lo lắng của giai tầng xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam đã được quy định trong Luật MTTQ Việt Nam, mà trong hệ thống MTTQ từ Ban công tác Mặt trận đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp, phải thường xuyên, hàng ngày, thậm chí hàng giờ lắng nghe, theo dõi, tập hợp để phản ánh cho Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.

Nhắc đến vai trò của Hội đồng Tư vấn, ông Đỗ Duy Thường cho rằng, hiện nay, Hội đồng Tư vấn chưa có địa vị pháp lý và chưa có đầy đủ cơ chế về tổ chức và hoạt động, bởi vậy Đảng đoàn, Ban Thường trực cần nghiên cứu, xem xét đưa vào đề án trình Bộ Chính trị cho chủ trương để Nhà nước có cơ chế, chính sách, pháp luật.

Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận

Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ – Pháp luật Đỗ Duy Thường đề xuất nên thành lập một ban chuyên môn mới thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân… 

Một số đại biểu cho rằng, để làm rõ Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam thì cũng cần làm rõ nội dung tham mưu, giúp việc cho Đảng đoàn, Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Trong đó cần tập trung vào một số nhiệm vụ như: Xây dựng và triển khai chương trình hành động của MTTQ Việt Nam về tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.

Cùng với đó, phát động, tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện công tác huy động xã hội, tiếp nhận các khoản quyên góp, hỗ trợ, ủng hộ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng…; Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiệm vụ và giúp việc theo yêu cầu công tác của Đảng đoàn, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam…/.

Trung Anh (ĐCSVN)

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG