Bằng cách kêu gọi tham gia đòi chủ quyền Việt Nam bằng cách gửi đơn kiến nghị ra các tổ chức quốc tế, Việt Tân che giấu âm mưu tạo những bằng chứng giả về mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân ở Việt Nam, tăng mâu thuẫn trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch can thiệp sâu hơn vào tình hình chính trị Việt Nam.
Trên trang facebook Việt Tân vừa qua có bài viết “Không đòi ai trả lại núi sông ta”. Bài viết dài gần 180 từ và cung cấp trang thông tin điện tử về đơn kiến nghị lên QUAD và AUKUS, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc… và liên kết mẫu biểu của google để tham gia đăng ký. Nội dung của bài viết kêu gọi mọi người tham gia chữ ký điện tử để gửi đơn trình các tổ chức trên để thể hiện quyết tâm đòi Trung Quốc trao trả vùng hải đảo đang đóng giữ trái phép ở Biển Đông.
Tuy nhiên, nội dung bài viết trên trang facebook Việt Tân và kiến nghị trên trang thông tin mà Việt Tân cung cấp có nhiều điểm ẩn dấu và mang tính lừa dối, gây nhiễu thông tin tới người đọc.
Trước hết, trên nội dung bài viết của Việt Tân đã đưa ra một bức ảnh của Châu Văn Khảm, một Việt kiều Úc và là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, đã từng bị tuyên án vào năm 2019 cùng một số đồng bọn về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Bức ảnh đăng với ngôn từ cổ vũ “tinh thần yêu nước” theo cách gọi của tổ chức này đối với Châu Văn Khảm. Như vậy, chúng đã cố tình đánh đồng tình yêu quê hương, mưu cầu về sự toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta với sự chống phá Đảng, Nhà nước. Đây chính là cái bẫy mà Việt Tân đang giăng ra để đánh lừa những người không đọc kỹ các thông tin.
Bên cạnh đó, trên trang web mà Việt Tân đưa ra nội dung kiến nghị cũng rất nhiều điểm đáng nghi ngờ. Hai tổ chức đầu tiên mà trang Việt Tân này muốn gửi thư tới đó là nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhóm An ninh ba bên tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương gồm Úc, Anh và Mỹ. Cả 2 nhóm trên đều được thành lập nhằm tạo sức ép tới Trung Quốc cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Điều này thấy quyết tâm gây mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua kiến nghị nhiều hơn là đòi lại chủ quyền biển đảo.
Cũng trong nội dung kiến nghị thứ 3 của tờ đơn kiến nghị này, Việt Tân lại đưa ra yêu sách là Chính phủ Việt Nam phải đệ đơn kiện Trung Quốc tại ASEAN và Toà Án Trọng tài Thường trực. Đây là điều chúng ta thấy tưởng chừng như là “một lời khuyên tốt đẹp” của Việt Tân. Nhưng trên thực tế, lại là những lời lẽ cố tình gài bẫy cho Việt Nam.
Bản thân tôi cũng chỉ là một công dân rất bình thường của Việt Nam, nhưng tôi luôn hiểu và tin vào đường lối ngoại giao mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tiến hành. Những vấn đề liên quan đến chủ quyền dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước ta coi trọng và có những bước đi phù hợp bảo đảm được lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích cho nhân dân.
Ẩn dấu sau lời kêu gọi mọi người ủng hộ đòi về Biển đảo Tổ quốc, Việt Tân đã thêm hiện rõ bản chất thâm hiểm của mình khi cố tình lôi kéo những người không đọc kỹ các nội dung, vô tình ủng hộ để nguỵ tạo các bằng chứng về mâu thuẫn bất ổn giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; cố gắng Quốc tế hoá và khoét sâu những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam, tạo sự bất ổn cho các mối quan hệ chính trị. Đây có thể làm cái cơ, ngòi nổ để cho các quốc gia, tổ chức thù địch với nước ta can thiệp sâu hơn vào chính trị và quan hệ ngoại giao Việt Nam. Đây cũng chính là tạo cơ hội lớn để cho chính tổ chức phản động Việt Tân tiến hành các âm mưu phá hoại đất nước sâu rộng hơn, nhằm đạt được mục đích chính trị đê hèn của chúng.
Vì vậy, người đọc không nên chỉ xem qua lời giới thiệu mà thiếu cẩn trọng, vội vàng ủng hộ các hoạt động của các tổ chức, cá nhân nào đó một cách mù quáng. Mọi người trước khi tham gia hoặc hưởng ứng các hoạt động trên mạng xã hội, cần xem xét nội dung một cách thấu đáo và mục đích cụ thể của chính các tổ chức, cá nhân đó. Đây là biện pháp chính xác để bảo vệ chính bản thân mình không sa vào những cái bẫy tràn lan trên mạng xã hội.
VĂN. TUẤN
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: