Monday, November 25, 2024

Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu về đề xuất xây dựng đạo luật riêng, chống hành hung nhân viên y tế

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiến nghị cần có đạo luật chống hành hung nhân viên y tế để góp phần làm nguội những cái đầu nóng mỗi khi vào bệnh viện.

Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu về đề xuất xây dựng đạo luật riêng, chống hành hung nhân viên y tế

Cơ sở thực tiễn để PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất xây dựng đạo luật chống hành hung nhân viên y tế là thực trạng nhân viên y tế bị hành hung xảy ra thường xuyên, liên tục, khiến những người đang hoạt động trong ngành y không khỏi đau xót, lo lắng. 

Ông Nguyễn Lân Hiếu cũng nhắc lại, ông từng “đề xuất Quốc hội ban hành đạo luật chống hành hung nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ” cách đây 5 năm. Ông Hiếu dẫn thống kê từ đầu năm 2016 đến giữa năm 2017, riêng tại Bệnh viện Bạch Mai đã có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt quả tang, còn Bệnh viện Thanh Nhàn riêng trong năm 2016 có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung và ông cho biết “các con số này chỉ là rất nhỏ so với thực tế, vì rất nhiều các trường hợp không báo cáo, thống kê; đã có nhân viên y tế bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng, đã có những côn đồ manh động vào tận bệnh viện truy sát…”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng công nhân rằng, Bộ Y tế, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho các y bác sĩ chữa bệnh cứu người, cụ thể như cắt cử các chiến sĩ công an trực 24/24h ở các bệnh viện lớn, nhanh chóng truy bắt các đối tượng manh động, tập huấn phòng chống bạo hành y tế… “Tuy nhiên tính chất răn đe của luật pháp còn chưa cao, dẫn đến hậu quả là số vụ bạo hành nhân viên y tế ngày càng gia tăng”.

Để tăng tính thuyết phục ông Nguyễn Lân Hiếu dẫn chứng  bang Masharashtra của Ấn Độ đã có luật phòng chống bạo hành nhân viên y tế và hủy hoại tài sản của các cơ sở dịch vụ y tế vào năm 2009. Luật này ngắn gọn với 8 điều khoản, dài khoảng 3 trang giấy khổ A4, quy định rất rõ ràng mức tăng nặng đối với các hành vi bạo hành cán bộ y tế đang chăm sóc bệnh nhân cũng như mức đền bù trang thiết bị, tài sản của bệnh viện nếu gây thiệt hại…

Vấn đề PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu kiến nghị, xin trao đổi thế này:

Vấn đề đặt ra là có cần thiết phải xây dựng một đạo luật riêng về phòng chống bạo hành (hành hung) nhân viên y tế hay không, trong khi Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) đã có quy định?

Bản chất của việc hành hung hay bạo hành nhân viên ý tế là xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và việc hành hung nhân viên y tế không chỉ xâm phạm tới xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, mà nó còn xâm phạm tới các khách thể khác được pháp luật bảo vệ.

Bộ luật hình sự đã có quy định đầy đủ, chi tiết về các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người tại chương XIV. Hầu hết tất cả các điều (từ điều 123 đến điều 156) tại chương này đều có thể liên quan nhân viên y tế. Theo đó: 

Điều 123. Tội giết người.

Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Điều 128. Tội vô ý làm chết người.

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Điều 130. Tội bức tử.

Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Điều 133. Tội đe dọa giết người.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Điều 140. Tội hành hạ người khác.

Điều 141. Tội hiếp dâm.

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Điều 143. Tội cưỡng dâm.

Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác.

Điều 149. Tội cố ý truyền HIV cho người khác.

Điều 150. Tội mua bán người.

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Điều 155. Tội làm nhục người khác.

Điều 156. Tội vu khống.

Tại chương XV Bộ luật hình sự cũng có một số điều liên quan đến nhân viên ý tế, ví dụ:

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới.

Trong khi đó, các tội xâm phạm sở hữu ở chương XVI, tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở chương XVII, tội phạm về môi trường ở chương XIX, tội phạm về ma túy ở chương XX, tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng ở chương XXI, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ở chương XXII…

Như vậy, Bộ luật hình sự đã có quy định để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó có nhân viên y tế.
Vậy sao phải xây dựng đạo luật mới, vừa tốn kém thời gian, nhân lực, vật lực và tiền bạc?
Nếu một đạo luật mới được xây dựng chỉ để chống hành hung nhân viên y tế thì liệu sẽ có những đạo luật tương tự như thế được xây dựng chỉ để bảo vệ các nhà báo, cảnh sát giao thông, giáo viên, trật tự đô thị, bảo vệ cơ quan… hay không?

Câu hỏi này đã có câu trả lời mà không cần viết ra đây.

Phải công nhận rằng, hiện tượng bạo hành nhân viên y tế là có thật và không hiếm gặp tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Báo chí đã phản ánh nhiều và hầu hết sau khi điều tra, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự bức xúc của người nhà người bệnh đối với thái độ và chất lượng khám, chữa bệnh của nhân viên y tế. Thực tế cũng cho thấy số vụ bạo hành xảy ra chủ yếu là ở (1) phòng cấp cứu và ở (2) phòng trực của nhân viên y tế. 

Thống kê (1) và (2) có ý nghĩa quan trọng trong việc kéo giảm, tiến tới xóa bỏ hiện tượng nhân viên y tế bị hành hung. Đó là tự thân ngành y tế phải biết tự bảo vệ mình bằng nhiều cách khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thực hiện đúng y đức.

Cá nhân tôi cho rằng, để bảo vệ  bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó có nhân viên y tế thì cốt lõi nhất vẫn là việc áp dụng luật. Đã có luật, đã có quy định, nếu áp dụng đúng luật thì chắc chắn hiện tượng bạo hành, hành hung người khác không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội sẽ giảm.

[email protected]

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG