Saturday, November 23, 2024

Còn tình trạng 'quay mũi giáo' với người tố tiêu cực

ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu thực tế, nhiều nơi còn hình thành lợi ích nhóm để xử lý một cách tiêu cực đối với người phản ánh, người tố cáo. Thậm chí, kể cả chính quyền, DN cùng bắt tay với nhau để làm xấu đi người tố cáo.
Hôm nay, MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý một số nội dung chủ yếu trong đề án “Cơ chế bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên”.
Đề án do Ban nội chính TƯ chủ trì soạn thảo.

Còn tình trạng 'quay mũi giáo' với người tố tiêu cực
Ông Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội của QH

Còn tình trạng “quay mũi giáo” với người tố cáo
Theo báo cáo của Ban Nội chính TƯ, Đảng đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu tố cáo, bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo nhưng công tác bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo nhìn chung còn phó thác cho cơ quan chức năng, thiếu hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát.
Vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo còn mờ nhạt; chưa có phương thức giám sát hiệu quả đối với hoạt động bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo.
Vì vậy, mục tiêu của đề án nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo, tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, để người dân yên tâm, tham gia tích cực, có hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng. ..
Trước mắt, Ban kiến nghị Bộ Chính trị ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Ban Nội chính cũng đề xuất giao ủy ban kiểm tra các cấp là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo có liên quan đến cán bộ, đảng viên.
Ông Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội của QH cho rằng, cơ chế bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên là vấn đề nóng, nhiều người quan tâm và cũng được QH vừa thảo luận.
Có một thực tế từ trước tới nay, chúng ta chưa làm tốt vấn đề này. Bản thân nhiều cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ người dân nhưng lại “quay mũi giáo” lại với họ.
Tuy nhiên, theo ĐB Nhưỡng, đề án đề cập cơ chế bảo vệ người dân nhưng lại không nói rõ ai là người bảo vệ. Ông đề nghị việc này đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc, đó là tổ chức đảng, hệ thống chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, nhân dân. Trong đó, vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong việc bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo phải được làm rõ.
“Nhiều nơi còn hình thành lợi ích nhóm để xử lý một cách tiêu cực đối với người phản ánh, người tố cáo. Thậm chí, kể cả chính quyền, DN cùng bắt tay với nhau để làm xấu đi người tố cáo”, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Chỉ 38% người dân dám đấu tranh chống tham nhũng
PGS. TS Bùi Xuân Đức, GĐ trung tâm Công tác lý luận, MTTQ Việt Nam cho rằng, tham nhũng cũng như suy thoái hiện nay đang là vấn đề bức xúc nhưng sự tham gia của nhân dân còn hạn chế.
Ông dẫn chứng Việt Nam chỉ 38% người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế không cởi mở, tổ chức chưa rõ ràng. Vì vậy cần xây dựng cơ chế để người dân thực sự vào cuộc.
Theo ông Đức, để xây dựng cơ chế bảo vệ hữu hiệu thì cách tiếp nhận thông tin, tố cáo phải chấp nhận phản ánh qua điện thoại, đơn nặc danh, vấn đề xử lý đi liền với việc bồi thường vật chất và tinh thần, khen thưởng và vinh danh, trách nhiệm của người xử lý.
GS.TS Nguyễn Đăng Dung, giảng viên Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội đề nghị cơ chế bảo vệ người tố cáo phải được luật hóa, chứ không thể nằm ở nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Theo Vietnamnet.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG