Sunday, May 12, 2024

Nực cười kẻ “bán nước” đi bàn chuyện “yêu nước”

Việt Nam –Trung Quốc là hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với biết bao thăng trầm, biến cố của thời đại. Các triều đại phong kiến Trung Hoa và Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa có những thời điểm là kẻ thù và xung đột gay gắt. Nhưng nhìn chung, trong tiến trình phát triển, hai nước vẫn giữ xu hướng hữu hảo, đoàn kết, hữu nghị cùng phát triển. Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Trung quốc đem lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Chính vì vậy, chia rẽ mối quan hệ Việt – Trung luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của thế lực thù địch và mối quan hệ Việt – Trung luôn là một trong những mệnh đề nhạy cảm mà các nhà dân chủ Việt Tân luôn quan tâm, bới móc và xuyên tạc.

Nực cười kẻ “bán nước” đi bàn chuyện “yêu nước”

Vừa qua trên trang Facebook của Việt Tân xuất hiện bài viết với nội dung viết về chuyến thăm của Tổng bí thư, chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam theo lời mời của các Nhà lãnh đạo nước ta. Tuy nhiên, với bản chất phản động, tác giả cho rằng việc các nhà lãnh đạo nước ta mời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam đó là sự “thần phục” kẻ xâm lược và làm mất đi tinh thần bất khuất, can đảm, dũng lược của dân tộc.  Đây rõ ràng là giọng điệu loạn ngôn, phản động, thể hiện rõ mưu đồ xuyên tạc mối quan hệ Việt – Trung và kích động tinh thần bài xích Trung Quốc trong lòng một bộ phận nhân dân ta, đồng thời nó cũng thể hiện kiến thức lịch sử ngắn ngủn, thiển cận của tác giả.

Chúng ta biết rằng, trong bối cảnh hiện nay, Trung quốc là “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và cả hai nước đều nhất quán với phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Việc hợp tác với Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mọi lĩnh vực đời sống, điều này là không thể chối cãi. Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và cá nhân đồng chí Tập Cận Bình đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng như đối với uy tín của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng. Việc giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức linh hoạt. Qua các chuyến thăm và tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, đặc biệt là chuyến thăm vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tâp Cận Bình đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt-Trung.

Nhắc lại lịch sử, Trần Quốc Tuấn nói câu đó trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2. Lúc đó là cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào “xâm lược” nước ta. Trước thế giặc mạnh. Vua Trần lo lắng hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được ông khảng khái trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu thần xuống trước”. Câu nói đó thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất, dũng cảm, lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của Trần Hưng Đạo nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung, cho các quốc gia khác thấy sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chính quyết tâm này, cùng với trí tuệ thao lược, Trần Quốc Tuấn đã từng bước tổ chức lại các lực lượng, tiến hành phản công và đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên – Mông xâm lược.

Đặt lên bàn cân để so sánh, chúng ta dễ dàng nhận thức được rằng mục đích và hành động của Trung Quốc và Nguyên – Mông là hoàn toàn khác nhau. Mục đích chính trị và vị thế của Việt Nam bây giờ so với triều đại nhà Trần là khác nhau. Thế nhưng, có lẽ tác giả đã quá ấu trĩ và khiếm khuyết lớn về mặt nhận thức khi cố tình đánh tráo bản chất, cố tình không hiểu, đưa ra sự so sánh hết sức khập khiểng, cho rằng đây là sự thuần phục, hèn nhát, làm mất bản chất kiên cường bất khuất của dân tộc. Nực cười hơn nữa là tác giả lại tự bô bô cho mọi người thấy sự thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc khi lấy câu nói của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn để chứng minh cho luận điệu xuyên tạc đó.

Trong lịch sử, để có được độc lập, rất nhiều thế hệ đã phải ngã xuống và đáng buồn hơn khi họ ngã xuống bởi những kẻ cùng dòng máu nhưng “tanh lòng” phản bội tổ quốc. Một điều chắc chắn, ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần bất khuất, anh dũng được đúc rút từ lịch sử, qua các thế hệ cha ông, trong đó có thời Trần thì mãi mãi được giữ gìn và phát huy. Điều đó đã được minh chứng qua cuộc kháng chiến chống lại ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc, thực dân và sự kiên trì, kiên cường trong việc giải quyết các mâu thuẩn, xung đột với các nước trong thời gian vừa qua của Đảng và nhân dân ta. Thực sự, nếu phát huy tinh thần bất khuất của Việt Tân thì câu nói của Trần Quốc Tuấn sẽ được đồng nghiệp của họ biên tập lại là: “Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin cho thần theo với”.

Chuyến thăm vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cân Bình đã thành công tốt đẹp, mang lại nhiều cơ hội cho sự hợp tác và thúc đẩy giao lưu trên tất cả các lĩnh vực của hai nước. Kết quả của chuyến thăm đã được báo chính phủ đưa tin ngày 17/12/2023 với tiêu đề: “Định vị mới của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc với 6 trụ cột hợp tác”. Mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng trong hợp tác và thực tiễn, đặc biệt là vấn đề biển Đông. Nhưng tin tưởng rằng, với những cam kết đã đạt được, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tìm được tiếng nói chung, tiếp tục mở rộng hợp tác với tinh thần “4 tốt” và phương châm “16 chữ vàng” mà các thế hệ lãnh đạo 2 nước đã dày công xây dựng, mang lại cuộc sống thực sự ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân 2 nước.

THANH NGỌC

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG