Sunday, October 13, 2024

Xuyên tạc vấn đề nhân quyền – chiêu trò quen thuộc của VOA Tiếng Việt

Trên trang VOA Tiếng Việt, RFA và nhiều các trang mạng khác của các lực lượng phản động chống phá Việt Nam đã có các bài viết xuyên tạc về tự do nhân quyền ở Việt Nam và yêu cầu thả tự do cho Nguyễn Tường Thụy. Đây chỉ là một chiêu trò quen thuộc của VOA và đồng bọn.

Bài viết này đã lấy các nội dung thông tin của nhóm Công tác về Bắt giữ tuỳ tiện của LHQ viết tắt là (UNWGAD) cho rằng Việt Nam giam giữ Nguyễn Tường Thuỵ là tuỳ tiện, tước đoạt quyền tự do.

Xuyên tạc vấn đề nhân quyền – chiêu trò quen thuộc của VOA Tiếng Việt

Theo cáo trạng của Viện KSND TPHCM, từ năm 2014 đến khi bị bắt, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước. Từ đó, Dũng nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền nên đã khởi xướng thành lập một tổ chức có tên là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”; lập trang web, blog “Việt Nam Thời Báo” nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sau khi thành lập hội, Phạm Chí Dũng giữ vai trò chủ tịch hội, Nguyễn Tường Thụy làm phó chủ tịch còn Lê Hữu Minh Tuấn làm quản trị trang web. Ba bị cáo này cùng một số đối tượng khác viết bài, trả lời phỏng vấn, đăng tải công khai hàng ngàn bài viết lên trang web, blog “Việt Nam Thời Báo” của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, riêng Dũng là khoảng 1.530 tin bài. Cơ quan chức năng xác định có 25 bài viết của Phạm Chí Dũng, 5 bài viết của Nguyễn Tường Thụy và 6 bài viết của Lê Hữu Minh Tuấn có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện Kiểm sát xác định, hành vi chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như trên của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.  Hành vi này đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Do vậy, khẳng định các nội dung bài viết trên của VOA và nhóm Công tác về Bắt giữ tuỳ tiện của LHQ là hoàn toàn không đúng về vấn đề tự do, nhân quyền ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 đã dành Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” với 36 điều hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân. Trong đó, khoản 1, Điều 14 khẳng định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đó là cơ sở để đất nước đạt được các thành tựu cụ thể về dân chủ, nhân quyền mà dư luận thế giới đã ca ngợi và ghi nhận.

THÀNH. DƯƠNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG