Friday, December 13, 2024

Việt Tân đội lốt “dân chủ” “nhân quyền” kêu oan, khóc mướn cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước

Lợi dụng Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Thời gian gần đây trên trang Facebook của một số tổ chức khủng bố, phản động liên tục đăng tải các bài viết tuyên truyền xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam. Đồng thời, đòi thả tự do cho các đối tượng như: Phạm Đoan Trang, Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng, được chúng dán nhãn tên là “nhà hoạt động nhân quyền”…      

Đây là luận điệu, xuyên tạc với mục đích xấu, nhằm phủ nhận những thành quả về nhân quyền mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được, kích động gây bất ổn định về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam. Tổ chức Việt Tân lợi dụng vào bản Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quy chụp, để xuyên tạc một cách trắng trợn với mưu đồ nhằm vào mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Trước tiên chúng ta có thể khẳng định rằng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (RHW) từ trước đến nay là một tổ chức không có uy tín, bị rất nhiều chỉ trích phê phán vì tính chính xác của thông tin đưa ra.

Đặc biệt, đối với Việt Nam HRW chưa bao giờ có thiện chí, sự nhìn nhận thiếu khách quan theo kiểu quy chụp, áp đặt vẫn thường xuyên can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Việt Nam. HRW đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế (dẫn theo điều 2, Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945 về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác).  Trong bản báo cáo năm 2022 mà HRW tự cho là cập nhật và đánh giá tình hình nhân quyền của hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới, như thường lệ, HRW tiếp tục khoác “chiếc áo quan tòa” phán xét vấn đề quyền con người ở Việt Nam. Thực chất, Báo cáo Thế giới năm 2022 này không có gì mới, đó vẫn chỉ là những cáo buộc vô căn cứ mà thôi. Trong nội dung báo cáo, Tổ chức Theo dõi nhân quyền tiếp tục hà hơi, tiếp sức, cổ súy cho những tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi nhân quyền cố tình bôi đen, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”; đánh lạc hướng, lôi kéo dư luận vào những màn kịch giả tạo do chính họ dàn dựng. Lợi dụng quá trình xét xử, tuyên án nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp và chế độ; kêu gọi một số chính phủ, tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; sâu xa hơn nhằm lật đổ chế độ ở nước ta. Xét đến cùng, đây là một chiêu trò chống phá nguy hiểm trong tổng thể chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Việt Tân đội lốt “dân chủ” “nhân quyền” kêu oan, khóc mướn cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước

Từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy, Tổ chức Theo dõi nhân quyền đã cố tình thông tin lập lờ, đánh giá sai lệch hoàn toàn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tổ chức này can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của một quốc gia, vi phạm các quy chuẩn quốc tế. Thực tế HRW đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch về Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng phản động có các hành vi vi phạm pháp luật chống phá Nhà nước Việt Nam. Những cáo buộc mà HRW đưa ra là hoàn toàn sai sự thật. Động cơ xấu của Tổ chức theo dõi nhân quyền, là họ không hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống người dân, mà thực chất họ chỉ muốn lợi dụng cái gọi là vi phạm nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi được sự hậu thuẫn, hà hơi tiếp sức của HRW, tổ chức Việt Tân không bỏ lỡ cơ hội ra sức ném đá và có những luận điệu xuyên tạc, cáo buộc về vấn đề nhân quyền của Đảng, Nhà nước Ta. Không chỉ là lời nói rêu rao tuyên truyền sai sự thật mà tổ chức này còn đòi hỏi Pháp luật Việt Nam những điều phi lý như: Thả tự do cho các đối tượng  Phạm Đoan Trang, Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng những kẻ mà chúng gọi là “nhà hoạt động nhân quyền”…

Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai cảm thấy xa lạ khi nhắc đến những cái tên như Phạm Đoan Trang, Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng,  bởi từ lâu, các đối tượng trên đã được biết đến với hàng loạt các hành vi chống phá Nhà nước, công kích chính quyền, miệt thị đất nước. Thực chất đây đều là những kẻ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân đã bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ lâu nay, cái tên Phạm Đoan Trang vốn nằm trong số nhiều cái tên được các thế lực thù địch liên tục nhắc tới trên các diễn đàn như những kẻ xả thân đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Thế nhưng, trong thực tế Phạm Đoan Trang là đối tượng đã soạn thảo, tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước, đả phá thể chế, công kích chính quyền nhân dân, hướng dẫn kỹ năng cho các hoạt động chống phá, cấu kết với các phần tử, tổ chức trong và ngoài nước nhằm chống đối chính quyền nhân dân. Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Trương Văn Dũng là thành viên của “hội anh em dân chủ” được Việt Tân và đồng bọn dán nhãn “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh dân chủ” càng khiến y ảo tưởng và ngày càng lấn sâu vào con đường tội lỗi. Trong các vụ biểu tình gây rối an ninh chính trị, tại nhiều địa phương do bọn phản động khủng bố Việt Tân và “hội Anh em dân chủ” tổ chức thì Trương Văn Dũng luôn hưởng ứng với vai trò là hạt nhân xung kích. Đối tượng Dũng đã nhiều lần được cơ quan chức năng mời lên làm việc, nhắc nhở, cảnh cáo, nhưng y không hề hối cải mà vẫn tiếp tục lấn sâu hơn, vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Những hành động và việc làm của Dũng thể hiện rõ mục đích kích động, chia rẽ, chỉ trích từ đó kêu gọi tẩy chay chế độ chống phá Đảng, Nhà nước. Ngày 21/5/2022, Trương Văn Dũng đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt để điều tra về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Còn đối với Lê Đình Lượng vốn là đối tượng cốt cán, một cánh tay đắc lực của tổ chức Việt Tân, hoạt động phổ biến ở các địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thông qua các trang mạng xã hội, Lê Đình Lượng thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên truyền ca ngợi, cổ vũ cho đường lối của Việt Tân, xuyên tạc về tình hình đất nước, lợi dụng các sự kiện chính trị, kinh tế-xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 2018, Lê Đình Lượng bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án 20 năm tù và phạt quản chế 5 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Thật là nực cười khi những kẻ sống trong một chế độ Nhà nước có chủ quyền, mà lại có tư tưởng, hành vi phản bội, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc , đả phá chế độ, câu kết với các phần tử xấu chống đối chính quyền, phá Đảng, Nhà nước như đối tượng  Phạm Đoan Trang, Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng thì hỏi có xứng đáng được gọi là “nhà hoạt động nhân quyền” “tù nhân chính trị” và được trả tự do cho chúng hay không?

Bởi vậy, những hành động và việc làm của Phạm Đoan Trang, Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng, đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Và đã bị xử lý theo đúng quy đinh, trình tự của pháp luật Việt Nam, khách quan, công khai, dân chủ. Bản án  nghiêm khắc dành cho những kẻ phản bội chống phá chính trị là hoàn toàn thích đáng, bảo đảm tính răn đe, thấu tình đạo lý, đúng người đúng tội phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, chứ không như những luận điệu mà tổ chức Việt Tân rêu rao, bịa đặt đòi trả tự do cho những đối tượng trên là những điều phi lý không thể chấp nhận.

Nói đến dân chủ, tự do ngôn luận là những quyền cơ bản của con người. Song mỗi tổ chức, cá nhân không thể sử dụng các quyền này để làm những điều trái với lợi ích quốc gia, dân tộc chống phá đất nước. Điều này đã được quy định rõ trong các công ước, thông lệ, luật pháp quốc tế. Đối với Việt Nam, hệ thống pháp luật, nền tư pháp đều được xây dựng trên cơ sở nguyện vọng, ý chí của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Pháp luật Việt Nam được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và yêu cầu thực tiễn nhằm bảo đảm cho sự phát triển tự do, toàn diện của nhân dân, góp phần xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, ngăn chặn các tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, xã hội, quyền con người.

Ở Việt Nam, Nhà nước luôn đặt quyền tự do dân chủ của công dân lên hàng đầu, được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Thực tế chứng minh, công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại, tố cáo và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện các quyền đó.

Mỗi tổ chức và cá nhân thông qua nhiều hình thức đa dạng để bày tỏ ý kiến. Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ những tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của mỗi tổ chức và cá nhân khi đưa lên công khai trên phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội trên tinh thần xây dựng và thượng tôn pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa của dân tộc. Ðồng thời, nếu những tổ chức và cá nhân sử dụng phương tiện truyền thông, mạng xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, núp dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do dân chủ mà thực chất là có những hành vi chà đạp lên quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác, xâm phạm đến Nhà nước thì đều phải chịu các chế tài xử phạt tương ứng.

Không chỉ riêng Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, người nào vi phạm pháp luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm. Thực tế đã chứng minh không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm pháp luật như Phạm Đoan Trang, Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng theo cái gọi là những nhà “hoạt động nhân quyền” hay “tù chính trị” như luận điệu mà tổ chức Việt Tân đưa ra. Thiết nghĩ HRW không nên vì một mục đích đen tối nào đó mà làm thay đổi sự thật về nhân quyền ở Việt Nam, hàng năm không phải là chỉ dựa vào những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc có chủ đích theo một chiều, không phản ánh đúng hiện thực khách quan ở một quốc gia có chủ quyền.

ĐÌNH. ĐỒNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG