Thursday, September 19, 2024

Lại luận điệu xuyên tạc ngày giỗ Tổ

Cứ tới ngày giỗ Tổ, là hàng loạt bài viết với luận điệu tương tự nhau lại xuất hiện, nói chung là họ tập trung chính vào hai yếu tố: hoặc là cho rằng thời Hùng Vương là sáng tạo của các nhà nho thời Lê, hoặc là cho rằng thời Hùng Vương là sản phẩm nhào nặn từ lịch sử Trung Quốc. Đáng buồn là những người viết và bình luận về những luận điệu này, lại chủ yếu là người Việt.

Lại luận điệu xuyên tạc ngày giỗ TổVề cơ bản, những người ngày lập luận theo kiểu lấy chi tiết để phủ nhận toàn thể, ví dụ như cho rằng là do nhà Lê sáng tạo, họ dựa vào việc chép muộn ở các sách Đại Việt sử ký toàn thư hay Lĩnh Nam chích quái để khẳng định điều đó, nhưng lại bỏ qua những ghi chép trước đó, hay dùng việc sử Trung Quốc cũng chép về thời Hùng Vương để suy ngược lại rằng người Việt sáng tạo ra từ đó, mặc kệ thực tế rằng các ghi chép của Trung Quốc chỉ mang tính chất xác nhận lưu truyền của người Việt, hay vấn đề họ sáng tạo ra để làm gì, có ích gì cho họ.

Đầu tiên, về việc tại sao thời Hùng Vương lại được chép muộn, hãy tự hỏi bản thân mình xem người Việt đã trải qua điều gì trước khi giành lại được độc lập? Đó là 1000 năm Bắc thuộc, 1000 năm Bắc thuộc chứ không phải một cái chớp mắt. Trong thời gian quá dài ấy, liệu có ghi chép nào của người Việt có thể tồn tại được hay không? Và có phải vì vậy mà người Việt mới phải truyền qua hình thức truyền miệng hay không? Trả lời được những câu hỏi đó, sẽ hiểu được tại sao các sách chép muộn.

Những người sử dụng luận điệu này cũng cố tình không quan tâm tới việc sách Việt Nam thế chí thời Trần đã chép về thời Hồng Bàng và các truyền thuyết của người Việt, xác nhận nó là tài liệu truyền miệng, tài liệu văn bia thời Trần cũng nhắc về thời Hùng Vương.

Và ngay trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng đã viết rằng: “Còn như việc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”,

Ngô Sĩ Liên có nhắc tới, “dĩ truyền nghi”, đây là vốn là một quy tắc chép sử của Trung Quốc: tín dĩ truyền tín, nghi dĩ truyền nghi, tức cần phải chép trung thực lại những gì đã được chép/lưu truyền, dù sử gia có cảm thấy nghi ngờ.

Nó đã cho thấy Ngô Sĩ Liên chỉ chép lại từ các lưu truyền của người Việt, hoàn toàn không có chuyện tự ông sáng tạo nên như nhiều người đã tuyên bố.

Thứ hai, thì sử Trung Quốc cũng chép về thời Hùng Vương, Văn Lang trong nhiều các ghi chép, thì những ghi chép ấy đóng vai trò như sự XÁC NHẬN những lưu truyền của người Việt, chứ không phải dùng nó để tuyên bố rằng người Việt sáng tạo ra Hùng Vương, Văn Lang từ đó. Những người nói như thế này cố nhắm mắt không thấy rằng các truyện của người Việt vốn là những truyền thuyết được truyền trong dân gian, những nhà nho chép lại cũng chỉ là thuật lại các truyện đã có sẵn, không phải tự họ sáng tạo ra chúng.

Hơn nữa, các nhà chép sử Trung Quốc tưởng tượng ra Hùng Vương, Văn Lang để làm gì? Có lợi ích gì đối với họ? Và những người tuyên bố rằng người Việt dựa vào đó để sáng tạo đều là những người tìm hiểu sử, chẳng nhẽ không biết nguyên tắc chép sử là phải trung thực, khách quan? Sử Trung Quốc đúng là có nhiều vấn đề họ chép không khách quan, nhưng không có lý do gì để họ phải tạo ra Hùng Vương, Văn Lang hộ người Việt, các thông tin đó hoàn toàn không có lợi gì cho họ và cũng trái với nguyên tắc của những người chép sử.

Những ghi chép của Trung Quốc rất sơ lược các thông tin, ai mà dựa vào đó để sáng tạo ra cả một kho tàng truyền thuyết về thời kỳ đó, lại đúng với tài liệu khảo cổ ở Việt Nam (ví dụ như tục nhuộm răng, ăn trầu) thì kể cũng tài tình. Chưa kể, cứ liệu ngôn ngữ họ cũng cho thấy Văn Lang là các từ ký âm bằng chữ Hán, có nghĩa người Hán chép lại nó từ người Việt.

Như vậy chắc cũng đủ để bạn đọc hiểu những người này có tư duy thế nào, họ cảm thấy mình “khách quan” khi phủ nhận thời Hùng Vương bằng những lập luận đó, nhưng không nhận ra hoặc cố tình không nhận ra những lỗ hổng trong lập luận, tư duy của mình.

Cần phải hiểu được hoàn cảnh của dân tộc mình, và thoát khỏi tâm lý mặc cảm, tự ti dân tộc đã bị nhiều người cố gắng xây dựng trong tâm thức của nhiều người Việt, mới thấy rõ được vấn đề này.

Văn hóa còn là dân tộc còn, không khó để thấy văn hóa, lịch sử dân tộc bị đánh phá như thế nào trong suốt một thời gian dài, mọi thời đại, mọi vấn đề đều bị công kích, văn hóa, lịch sử là những yếu tố sống còn với dân tộc, nếu tước bỏ đi các giá trị văn hóa, phủ nhận được lịch sử, đó sẽ là cơ sở để văn hóa ngoại lai có cơ hội xâm nhập, những thế lực bên ngoài có khả năng kiểm soát, chi phối người Việt, nhằm những mục đích xa hơn có liên quan tới chính trị (chắc hẳn có người cũng nhận ra những kẻ tuyên truyền những thông tin này có liên quan mật thiết đến nhau và có liên quan tới các tổ chức có vấn đề về chính trị).

Có thể kết luận lại, chúng ta cần phải hiểu được nguyên do tại sao nguồn gốc Hùng Vương của người Việt lại được chép muộn, đó là hoàn cảnh lịch sử rất rõ ràng buộc người Việt phải làm như vậy, nếu thực sự có nhận thức sẽ rất dễ nhận ra, và sử Trung Quốc cũng chỉ đóng vai trò xác minh những lưu truyền của người Việt, không nên được sử dụng như cơ sở để tuyên bố rằng người Việt sáng tạo ra từ đó, đó là tư duy phi logic và không hiểu rõ vấn đề.

Đến ngày quốc giỗ của Việt Nam, của dân tộc mà còn tự nhục như thế này thì làm được gì!

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG