Sunday, October 6, 2024

Chiêu trò bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ giao thông của các lực lượng phản động

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) với nhiệm vụ chuyên biệt là người đại diện cho luật pháp, tổ chức và thực hiện công tác quản lý trật tự an toàn giao thông nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông trật tự, an toàn và thông suốt; chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân. Đảm nhiệm những trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó nên lực lượng CSGT luôn luôn là mục tiêu mà các thế lực thù địch nhằm vào để tìm cách “phi chính trị hóa”, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, kích động người dân chống lại lực lượng CSGT.

Chiêu trò bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ giao thông của các lực lượng phản động

Việc các đối tượng đả phá, bôi nhọ, đánh đồng sai phạm của một số cá nhân với toàn lực lượng CSGT chính là hành động “vơ đũa cả nắm” nhằm làm giảm sút niềm tin của Nhân dân đối với lực lượng CSGT, gây bất ổn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết, tiến tới “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, tạo sự “chuyển biến, chuyển hóa trong nội bộ”, thay đổi chế độ xã hội tại Việt Nam.

Sở dĩ các đối tượng thường lựa chọn lực lượng CSGT là mục tiêu chống phá bởi công tác của CSGT có những đặc thù riêng và không kém phần khó khăn, cam go, nguy hiểm. Họ thường xuyên làm việc trong môi trường thời tiết khắc nghiệt, chịu đựng nắng mưa, gió bụi, ô nhiễm khí hậu, môi trường. Đối tượng tiếp xúc của lực lượng CSGT là những người tham gia giao thông đa dạng và phong phú về lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Vì vậy, khi thi hành nhiệm vụ, CSGT thường xuyên phải đối mặt với những biểu hiện tâm lý phức tạp, nặng nề. Người vi phạm thường không bằng lòng với cách giải quyết của CSGT hoặc mua chuộc, hối lộ hay ngược lại là đe dọa, vin cớ gây áp lực… tạo nên “khí chất nóng” cho người thi hành công vụ. Vì vậy dù chỉ một lời nói, cử chỉ, hành động không đúng mực của CSGT cũng dễ dàng trở thành những tiêu điểm để người vi phạm soi xét, xuyên tạc, bôi nhọ thậm chí còn chống đối gay gắt lực lượng CSGT.

Ở Việt Nam, lực lượng CSGT luôn làm đúng trách nhiệm và quy trình xử lý và các quy tắc ứng xử đối với người vi phạm. Các quy trình, quy tắc này đã được thể hiện cụ thể, rõ ràng tại các điều khoản do Bộ Công an quy định. Cụ thể tại điều 14 thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; Điểm a, khoản 2, điều 16, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA quy định người vi phạm hoàn toàn có quyền được xem chứng cứ về lỗi vi phạm của mình theo quy định dành cho người tham gia giao thông. Hoặc tại điều 17, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA quy định, việc lập biên bản vi phạm chỉ được thực hiện sau khi bạn đã nghe CSGT thông báo cho bạn biết rõ về lỗi vi phạm. Sau khi biên bản được lập, bạn có thể đối chiếu xem nội dung có đúng với lỗi mình vi phạm hay không. Đồng thời, bằng các thiết bị công nghệ, bạn có thể kiểm tra xem mức phạt mà CSGT đưa ra có phù hợp. Nếu chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu CSGT sửa lại. Trong trường hợp CSGT xử phạt “nhầm” đối với bạn thì bạn có quyền “phản biện” hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Mục đ, điều 13 tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật số 15/2012/QH13 quy định rất rõ việc này. Vì vậy không có việc “cảnh sát giao thông thổi còi vòi tiền vì những lí do bâng quơ, ất ơ” hoặc “móc túi dân một cách trắng trợn” như bài viết của tác giả trên.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp coi thường, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng. Khi vi phạm, họ không tự giác nộp phạt mà thường tìm mọi cách trốn tránh, gây áp lực đối với CSGT. Mặc dù đã được tuyên truyền giải thích song trong nhận thức của nhiều người cho rằng việc xử phạt, hay tạm giữ giấy tờ, phương tiện vi phạm, hay tước giấy phép lái xe… của CSGT là phiền hà, sách nhiễu, gây khó khăn, động chạm tới quyền lợi kinh tế của họ, gây thiệt hại đến thu nhập mà không nhận thức được rằng đó là cách tốt nhất để giúp họ được an toàn về tính mạng, tài sản và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật khi tham gia giao thông. Đặc biệt không ít trường hợp cố tình chạy xe với tốc độ cao hoặc dùng vũ khí nguy hiểm để trực tiếp chống trả lực lượng CSGT làm nhiệm vụ. Mặc dù vậy với quyết tâm ngăn chặn đối tượng vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông nên các chiến sĩ CSGT đã không ngại hiểm nguy thậm chí đe dọa đến cả tính mạng của mình để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và trật tự xã hội. Đã có nhiều chiến sĩ CSGT hy sinh trong khi làm nhiệm vụ như Thượng úy Nguyễn Anh Tuấn (sinh  năm 1989), công tác tại Phòng Cảnh sát Giao thông Quảng Bình,  Thiếu tá Trần Văn Vang, cán bộ Cục Cảnh sát giao thông, … Sự hy sinh cao cả của các anh chính là minh chứng cho truyền thống “vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ”.

Lực lượng vũ trang nói chung và CSGT nói riêng là lực lượng bảo vệ Đảng, gìn giữ trật tự an toàn xã hội. Họ luôn là mục tiêu để các đối tượng thù địch chống phá. Âm mưu và các thủ đoạn của chúng không mới, nhưng được thực hiện bằng nhiều hình thức rất tinh vi, xảo trá, diễn ra liên tục, tần suất cao đã phần nào gây ra nhiều ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Hơn ai hết, mỗi cán bộ, chiến sĩ, người dân cần đề cao cảnh giác, không tin theo những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch; chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông; đồng thời tin tưởng, cổ vũ, động viên lực lượng CSGT các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

ĐÁN.LÊ

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG