Wednesday, December 11, 2024

USCIRF lại xuyên tạc tình hình Việt Nam – Bài 1: Định kỳ một bản báo cáo xuyên tạc

Ai theo dõi Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) đều nhận thấy một điều là cứ ngày 25/4 hằng năm, tổ chức này lại công bố Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu của năm trước. Năm nay cũng vậy, USCIRF công bố báo cáo số 25 về các quốc gia có hoạt động đàn áp tự do tôn giáo và đánh giá các yếu tố tác động đến việc đảm bảo tự do tôn giáo trên thế giới, đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ Mỹ để thúc đẩy tự do tôn giáo và đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ đưa một số quốc gia vào danh sách các nước quan ngại đặc biệt (CPC) và các quốc gia cần theo dõi đặc biệt (SWL). Báo cáo năm nay dài 70 trang – ít hơn 5 trang so với năm ngoái; tuy nhiên phần nội dung về Việt Nam cơ bản vẫn giữ nguyên dung lượng 2 trang, xin trích:

– Vu cáo Việt Nam tiếp tục thực thi “Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2018” để đàn áp các tôn giáo không được đăng ký, bắt giữ các tín đồ và những người truyền đạo: Chính phủ Việt Nam xếp các “Cộng đồng tôn giáo độc lập” vào nhóm các “đạo lạ”, “tà đạo” và sử dụng lý do bảo vệ an ninh để đàn áp các công đồng tôn giáo Tin Lành, Thiên Chúa giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Pháp luân công, Dương Văn Mình, Hội thánh đức chúa trời, đạo Hà Mòn. Hậu quả của việc “đàn áp” khiến nguy cơ nhiều đạo bị xóa sổ. Chính quyền thường xuyên đe dọa, can thiệp, sách nhiễu, quấy rối các hoạt động sinh hoạt tôn giáo (Tin lành đấng Christ). Việt Nam không đảm bảo các quyền con người đối với nhiều tín đồ (thẩm vấn, bắt giữ tín đồ Cao Đài Tiền Giang; xâm phạm nơi ở của tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh; không cấp căn cước công dân và hộ khẩu cho người dân tộc Hmong và người Thượng theo Thiên chúa giáo); ngược đãi các tù nhân tôn giáo (các đối tượng Y Yich, Phan Văn Thu, Nguyễn Bắc Truyển…).

USCIRF lại xuyên tạc tình hình Việt Nam – Bài 1: Định kỳ một bản báo cáo xuyên tạc

– Cho rằng tình trạng khiếu kiện đất đai giữa của tổ chức tôn giáo vẫn chưa được chính quyền các cấp giải quyết: Chính quyền một số địa phương không chấp thuận các yêu cầu trao trả đất, xây dựng cơ sở thờ tự dẫn đến bất đồng và xung đột giữa người dân với chính quyền (Thành phố Đà Nẵng chuyển mục đích sử dụng đất của Giáo xứ An Hòa; tỉnh Vĩnh Long không đồng ý cho nhóm Phật giáo Khmer Krom xây dựng cơ sở tôn giáo).

– Về lập trường và chính sách của Chính phủ Mỹ trong năm qua đối với vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, USCIRF cho rằng thực trạng tôn giáo – nhân quyền tại Việt Nam đang là thách thức đối với việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ. Chính giới Mỹ có nhiều động thái kêu gọi cải thiện tình trạng tôn giáo ở Việt Nam. Các lãnh đạo cấp cao của Mỹ trong các chuyến thăm Việt Nam (Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Phó Tổng thống Kamala Harris) đều bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, kêu gọi thả những đối tượng chống đối được gọi là bất đồng chính kiến. Các Nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã kêu gọi bà Harris đề cập đến việc thả đối tượng Nguyễn Bắc Truyển trong chuyến thăm Việt Nam. Một số Nghị sĩ đã giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam, trong đó cho phép Mỹ trừng phạt các quan chức Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo.

Từ các tình hình trên, để cải thiện tình hình tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF đề xuất Mỹ cần:

– Đưa Việt Nam vào danh sách “quốc gia quan ngại đặc biệt”, ràng buộc Việt Nam vào các thỏa thuận mới để cải thiện tự do tôn giáo.

– Phối hợp với Chính phủ Việt Nam và các trung tâm nghiên cứu, xã hội dân sự để sửa đổi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và thực thi pháp luật phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

– Kêu gọi Việt Nam thực thi đầy đủ các quyền công dân đối với tất cả tín đồ người H’mong, người Thượng ở miền Bắc và Tây Nguyên.

– Chỉ đạo các cơ quan đại diện của Mỹ tại Việt Nam giám sát các điều kiện trong tù của các đối tượng hoạt động tôn giáo, kêu gọi trả tự do cho số đối tượng này.

– Quốc hội Mỹ cần hỗ trợ cho các dự luật, luật liên quan đến tự do tôn giáo ở Việt Nam như Đạo luật Nhân quyền Việt Nam…

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG