Friday, December 13, 2024

Nâng cao cảnh giác trước các thông tin trên mạng xã hội giả mạo công an

Hiện nay, mạng xã hội là phương tiện kết nối, chia sẻ thông tin nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, sử dụng tên của công an để lập nên tài khoản mạng xã hội giả mạo, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm giật tít, câu like với những thông tin sai sự thật. Qua phân tích một số trường hợp cụ thể đã sử dụng tên “Cảnh sát hình sự” trên trang mạng xã hội để tung thông tin sai sự thật, vi phạm pháp luật. Từ đó cho thấy, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Nâng cao cảnh giác trước các thông tin trên mạng xã hội giả mạo công an

Một trang mạng xã hội giả mạo. 

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, hiện nay, lực lượng Công an nhân dân sử dụng một số trang, tài khoản mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, lợi dụng việc này, có một số trang mạng xã hội đã mạo danh lực lượng công an nhân dân để giật tít, câu like nhằm mục đích riêng. Điển hình là tài khoản có tên “Cảnh sát hình sự” đã đăng những nội dung sai sự thật như: “Vợ thất nghiệp nhưng ngày nao cũng đặt hàng trên mạng, người chồng uất ức nh.ảy sông kết thúc cuộc đời”; hay “Hà Nội: Tiễn bạn nhậu xuống suối vàng vì chén rượu màu nhạt hơn của mình”…

Một trường hợp khác là T.T.N (sinh năm 1994; trú tại tỉnh Vĩnh Phúc). T.T.N đã thiết lập hệ thống trang mạng xã hội, mạo danh lực lượng Công an nhân dân, như “Cảnh sát hình sự”, “Cảnh sát cơ động”, “Cảnh sát giao thông”, “Chúng tôi là chiến sĩ Công an nhân dân”, “Yêu Cảnh sát giao thông”… với hơn 1 triệu lượt người theo dõi trên không gian mạng để đưa những thông tin, hình ảnh không đúng sự thật…

Qua những nội dung mà các tài khoản mạo danh công an đưa thông tin sai lệch trên mạng cho thấy, điểm chung là đối tượng tung ra những thông tin có tình tiết gây sốc, tạo sự hoang mang trong dư luận. Với các xử lý tinh vi, các đối tượng đã núp bóng lực lượng thực thi pháp luật là Công an nhân dân nhằm tung những thông tin có yếu tố hình sự, với mục đích tạo nguồn tin tin cậy để thu hút người đọc và chia sẻ rộng rãi trên không gian mạng. Với vụ việc vi phạm này, xét ở mọi khía cạnh là rất nguy hiểm bởi các đối tượng đã “gắn” thông tin có yếu tố hình sự là “sự cố chết người” với lực lượng có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự để mưu cầu lợi ích cá nhân. Điều đáng nói là hành vi của các đối tượng đã lan truyền thông tin thiếu kiểm chứng, không có thật trên mạng xã hội, tiếp sau đó là rất nhiều thông tin khác thêu dệt, đẩy đưa vấn đề đi xa hơn và có tác động tiêc cực, sâu rộng đến dư luận nhân dân… Thiệt hại gây ra là khó có thể đo đếm được.

Việc đưa những thông tin xấu độc, không có thật trên mạng xã hội như vậy cần phải lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Theo quy định, với các hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng được quy định tại Điều 8 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018, bao gồm: Tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, với trường hợp của T.T.N, tùy tính chất và mức độ mà những thông tin sai sự thật đưa ra, cơ quan công an sẽ làm rõ, từ đó có thể bị áp dụng một, hai hoặc nhiều chế tài xử phạt theo đúng quy đinh của pháp luật hiện hành.

Trong bối cảnh mạng xã hội rất phát triển, việc chia sẻ, đăng tải, phát ngôn thông tin trên không gian mạng là quyền tự do của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khi hoạt động trên không gian mạng, mỗi người dân phải có trách nhiệm về thông tin do mình đăng tải, cũng như tỉnh táo khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể mắc phải. Mỗi người cần nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội cũng như chọn lọc thông tin. Đặc biệt, không vội tin theo các thông tin lan truyền trên không gian mạng khi chưa được xác thực, kiểm chứng; đồng thời tìm đọc thông tin trên các trang mạng xã hội được cấp “tích xanh” hoặc các trang mạng chính thống… Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân công khai trên mạng xã hội, để các đối tượng có thể lợi dụng, vi phạm pháp luật nhằm thực hiện ý đồ xấu, phục vụ quyền lợi của họ.

Mọi người cùng nâng cao cảnh giác, có ý thức, trách nhiệm trong xử lý thông tin sẽ góp phần giữ cho không gian mạng lành mạnh, là nơi chia sẻ những nội dung thiết thực cho đời sống xã hội hôm nay.

– Minh Nguyệt –

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG