Friday, October 4, 2024

Hãy sống tích cực… – Xã hội dân sự

Nợ công, tất nhiên là khoản nợ mà mỗi công dân của một quốc gia phải gánh, và khi nhắc đến nợ công người ta cũng sẽ chia đều cho đầu người của quốc gia đó?! Lấy ví dụ như ở Việt Nam nợ công đang chia trung bình theo đầu người là 37 triệu.

Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như vậy có phải tất cả mọi người dân Việt Nam đều phải có trách nhiệm trả nợ công hay không?! Thì câu trả lời là không nhé!

Một trong những nguồn thu quan trọng để chính phủ có tiền trả nợ công chính là thuế, có rất nhiều loại thuế, nhưng loại thuế liên quan thiết thực đến mỗi cá nhân chúng ta là thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định, thì người có thu nhập từ 11 triệu trở lên mới phải đóng thuế này, và tăng lên 15,4 triệu nếu có một người phụ thuộc, 19,8 triệu nếu có hai người phụ thuộc…( Bạn nào thích tìm hiểu thêm thì lên google gõ từ khóa cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 nhé).

Nói như vậy để hiểu chúng ta phải gánh nợ công, nhưng để được quyền trả nợ công không hề dễ. Khi mà bạn mới ra trường, thậm chí ra trường cả chục năm lương văn phòng vẫn đâu đó ở mức 10 triệu, con thì hai đứa.

Ở chiều ngược lại, các giám đốc chủ tịch đích thực( tôi phải trừ ra mấy ông bà chủ tịch đa cấp) hoàn toàn có thể gánh nợ công cho 10 người, 100 người, thậm chí cả ngàn người…

Hãy sống tích cực… - Xã hội dân sự

Trong khi đó, theo báo chí trong nước: Theo Bộ Tài chính, tỉ lệ nợ công so với quy mô GDP của nền kinh tế trong 5 năm vừa qua liên tục giảm. Từ mức 61,4% GDP năm 2017, đến năm 2018 giảm xuống 58,3% GDP, năm 2019 còn 55% GDP, năm 2020 còn 55,9% GDP, và đến năm 2021 giảm sâu xuống mức 43,1% GDP.

Tỉ lệ nợ công so với quy mô GDP giảm nhưng số nợ tuyệt đối của nền kinh tế những năm qua vẫn tăng lên.

Dư nợ quốc gia năm 2017 khoảng 115,2 tỉ USD, năm 2018 khoảng 121,7 tỉ USD, năm 2019 khoảng 125,2 tỉ USD, năm 2020 khoảng 135,3 tỉ USD, năm 2021 khoảng 141,9 tỉ USD.

Nếu nhìn vào số dư nợ quốc gia tuyệt đối, trong giai đoạn 2017-2021 nợ công của Việt Nam tăng thêm khoảng 26,7 tỉ USD.

Nhưng nếu nhìn vào tỉ lệ nợ công so với quy mô GDP nền kinh tế thì lại có xu hướng giảm từ 61,4% (năm 2017) xuống 43,1% (năm 2021), giảm 18,3%.

Trong bản tin nợ công số 14 được công bố ngày 16-8-2022, Bộ Tài chính cho biết các chỉ tiêu về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia năm 2021 được tính toán trên quy mô GDP năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Và theo niên giám thống kê 2020 được Tổng cục Thống kê công bố thì quy mô GDP nền kinh tế nước ta năm 2016 đạt 4.502,7 ngàn tỉ đồng (tương đương 205,3 tỉ USD), năm 2018 đạt 5.542,3 ngàn tỉ đồng (tương đương 245,2 tỉ USD), và đến năm 2020 đạt 6.293,1 ngàn tỉ đồng (tương đương 271,2 tỉ USD).

Nhưng theo niên giám thống kê năm 2021 cũng do Tổng cục Thống kê công bố, quy mô GDP của nền kinh tế năm 2020 sau khi tính toán đầy đủ lại đạt 8.044,4 ngàn tỉ đồng, tương đương 346,6 tỉ USD.

Đến năm 2021 quy mô GDP của nền kinh tế đạt 8.479,7 ngàn tỉ đồng, tương đương 366,1 tỉ USD.

Như vậy, xét riêng trong năm 2020 khi Tổng cục Thống kê tính toán đầy đủ lại, quy mô GDP của nền kinh tế nước ta tăng từ 271,2 tỉ USD lên 346,6 tỉ USD, tăng khoảng 75,4 tỉ USD.

Bởi vậy thay vì cứ than vãn ở Việt Nam mỗi đứa trẻ sinh ra đã phải gánh 37 triệu nợ công, thì tại sao chúng ta không nỗ lực làm việc để được đóng thuế thu nhập cá nhân, để gánh nợ công thay cho người khác. Bạn thấy rồi đấy, những người có cái nhìn tích cực luôn luôn là những người thành công!

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG