Saturday, November 9, 2024

Mục đích gì khi cố tình hát “Gia tài của mẹ”?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao dư luận, tranh cãi ca khúc: “Gia tài của mẹ” của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do Khánh Ly biểu diễn trong đêm nhạc “Dấu chân địa đàng” vào ngày 25/6/2022 tại Đà Lạt. Rất nhiều độc giả đã bình luận về bài hát dưới nhiều góc độ khác nhau, không biết bài hát có gì đặc biệt, và đã vi phạm cái gì? Để độc giả có cái nhìn chân thực nhất, xin chỉ ra một số sai phạm của ca sĩ Khánh Ly khi hát bài hát đó:

Mục đích gì khi cố tình hát “Gia tài của mẹ”?

ảnh: Internet

Giải thích cho sự kiện diễn ra ở Đà Lạt thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể đây là những lý do cơ bản:

Thứ nhất, ca khúc “Gia tài của mẹ” là ca khúc chưa được Nhà nước cấp phép lưu hành biểu diễn, vì nội dung bài hát có nhiều vấn đề phải xem xét.

Thứ hai, bài hát này không nằm trong danh mục 24 bài hát đã đăng ký với ban tổ chức để biểu diễn, do vậy Khánh Ly hát là vi phạm luật biểu diễn.

Thứ ba, xét về nội dung bài hát nhắc đi nhắc lại câu: “…20 năm nội chiến từng ngày, nội chiến nước việt, nước việt buồn…”; nội dung này phản ánh không đúng hiện thực lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta khi sử dụng cụm từ: “nội chiến” làm cho bài hát mang một ý nghĩa khác. Là người con đất Việt, ai mà không biết lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta từ xưa tới nay, một đất nước mà “Sáng chắn bão rông, chiều ngăn nắng lửa”, đã có hàng triệu người đã ngã xuống để có ngày đất nước thống nhất như ngày hôm nay, mà giờ lại gọi đó là cuộc nội chiến – Đó là những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, thật đau lòng, xót xa cho những con người đất Việt đã cống hiến xương máu hy sinh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc. Trên thực tế, đất nước chúng ta chưa bao giờ xảy ra 20 năm nội chiến.

Lịch sử đã ghi nhận, ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam. Còn ngày kết thúc có thể coi đó là ngày 7/5/1954 khi Thiếu tướng de Castries và toàn bộ Ban Tham mưu quân đội Pháp ở Điện Biên giơ tay hàng; Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng đã chấm dứt 96 năm nước Pháp xâm chiếm Việt Nam.

Sau khi đánh bại thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta lại phải mất 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975); chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 – 1975 trước hết và căn bản khởi phát từ lợi ích bên trong của đế quốc Mỹ, từ chiến lược toàn cầu của Mỹ mà căn nguyên sâu xa là xuất phát từ bản chất chế độ chính trị cường quyền. Với mưu đồ xâm lược, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết (tháng 7-1954), đế quốc Mỹ đã thực hiện phá hoại công cuộc hòa bình, thống nhất nước Việt Nam. R.S. Từ năm 1950, Mỹ chính thức can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp, từ 52 tỷ phrăng lên tới 751 tỷ phrăng năm 1954, chiếm 73,9% chi phí chiến tranh. Tiếp đó, Mỹ nhanh chóng gạt Pháp, trực tiếp tiến hành tổ chức quân đội, chính quyền mới, tiến hành bầu cử riêng rẽ ở miền Nam Việt Nam (đầu năm 1955), lập ra cái gọi là chính thể “Việt Nam Cộng hòa”, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ. Khi tất cả các thủ đoạn không đạt được mục tiêu đề ra, hoặc kém hiệu quả, Mỹ đẩy tới hành động quân sự, dùng biện pháp chiến tranh là chủ yếu. Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học. Cùng với việc đưa quân vào miền Nam, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt đối với miền Bắc Việt Nam. Đế quốc Mỹ áp đặt phương thức thống trị thực dân kiểu mới, giấu mặt, cai trị trá hình, nuôi dưỡng và dựng lên chính quyền bù nhìn từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Việc Mỹ áp đặt chế độ thống trị thuộc địa kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, gây chiến tranh tàn phá đất nước Việt Nam, là cuộc chiến tranh xâm lược đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền. Nguồn gốc chiến tranh là mưu đồ chính trị và trực tiếp là từ hành động xâm lược Việt Nam của chính giới Mỹ, chứ không phải xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc Việt Nam.

Như vậy, đế quốc Mỹ đã chống lại sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, chống lại tất cả những ai ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và mong muốn độc lập, hòa bình, thống nhất của Việt Nam. Mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp xâm lược mới, đế quốc Mỹ đã không thắng nổi một dân tộc đứng lên chiến đấu vì nền độc lập tự do; bằng cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy Sài Gòn, gồm 1 triệu 351.000 tên, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngụy quyền, chấm dứt ách thống trị 117 năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, nhân dân ta thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ. Từ đây, non sông thu về một mối. Nhân dân cả nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới, cùng nhau phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược – xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Lịch sử đấu tranh oanh liệt hào hùng của dân tộc ta là như vậy, làm gì có “20 năm nội chiến”, đó là sự xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử dân tộc, phải bị lên án và trừng trị thích đáng để mang lại giá trị trường tồn lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm oanh liệt của dân tộc ta. Không phủ nhận đây là một nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ, ai cũng có những sai lầm trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là biết sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một người đã có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc của Việt Nam, những công – tội của ông như thế nào thì hãy để cho độc giả tự phán xét.

Đối với ca sĩ Khánh Ly, bà cũng đều biết rất rõ tình hình của đất nước, nắm rất chắc lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Cô ca sĩ này cũng quá hiểu tại sao bài hát này bị cấm biểu diễn ở Việt Nam. Do đó, nếu là một người cách mạng, một người yêu nước thì không ai đi hát một bài hát như vậy, một bài hát có tính chất phản động. Phải chăng có một động cơ không trong sáng, không bình thường? có mục đích chính trị nào đây khi mà hát một bài hát không trong danh mục đăng ký với ban tổ chức? Đây là một hành vi không thể chấp nhận được, vi phạm luật biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang được sống trong hòa bình, Đảng, Nhà nước ta với chủ trương gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp để phát triển đất nước với đường lối chính trị phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế để thực hiện bằng được mục tiêu khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

Vì vậy, khi nghe ca khúc “Gia tài của mẹ”, mỗi chúng ta – những người con nước Việt yêu nước phải biết phân biệt trắng đen, tôn trọng lịch sử đấu tranh của cha ông ta vì một nền độc lập của dân tộc trường tồn; đồng thời phải lên án mạnh mẽ những ai đòi xét lại lịch sử, bôi nhọ danh dự Tổ quốc, nói những điều không đúng sự thật… Đây là một âm mưu, thủ đoạn chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch phản động đối với cách mạng Việt Nam. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét có những hình thức kỷ luật thích đáng, tại sao ca sĩ Khánh Ly lại hát bài hát đó vào thời điểm này, ngoài hình thức tổ chức đêm nhạc mang tính giải trí, còn mục đích chính trị nào khác?

XZ!

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG