Tuesday, November 12, 2024

Đừng lợi dụng để kích hoạt nhận thức sai lầm trong bài hát “Gia tài của mẹ”

Mới đây ca sỹ có thiên hướng “chống cộng” – Khánh Ly về nước biểu diễn, có địa phương đã không cấp phép cho Khánh Ly hát bài “Gia tài của mẹ” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Vậy tại sao bài hát này lại bị ngăn cấm, tại sao các thế lực phản động lại phản ứng gay gắt khi có địa phương không cấp phép cho Khánh Ly hát bài hát này?

Đừng lợi dụng để kích hoạt nhận thức sai lầm trong bài hát “Gia tài của mẹ”

ảnh: Internet

Có rất nhiều lý do để giải thích cho sự việc này nhưng tựu chung lại có thể là hai lý do cơ bản sau:

1. Nhận thức sai khi cho rằng kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “nội chiến”.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chỉ rõ; Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang là căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi. Đó là điều kiện để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt. Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng tiến lên.

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965). “Chiến tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh thực đân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và yêu nước.

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. “Chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn; nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Để thực hiện âm mưu này Mỹ đã tiến hành những thủ đoạn chính như sau: Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam lên tới hơn 50 vạn; Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”; Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, âm mưu và thủ đoạn “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã bị thất bại. Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh” cũng là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mĩ, do cố vấn Mĩ chỉ huy.

Mỹ đã sử dụng âm mưu: chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

Để thực hiện âm mưu này chúng đã sử dụng thủ đoạn như: Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, thay cho quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”; Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”; Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam; Sẵn sàng Mĩ hoá trở lại cuộc chiến tranh khi cần thiết.

Ngày 29/3/1973, toán lính của Mĩ cuối rút khỏi miền Nam, nhưng Mĩ vẫn theo đuổi mục tiêu Việt Nam hoá chiến tranh, duy trì một lực lượng hải quân và không quân ở Vịnh Bắc Bộ, Thái Lan và Guam, để lại ở miền Nam “những người lính không mặc quân phục” cùng các nhân viên dân sự; đổi tên cơ quan chỉ huy quân sự Mỹ (MACV) thành cơ quan ngoại giao – tuỳ viên quốc phòng (DAO). Trước ngày ký Hiệp định Pari, Mỹ chuyển giao các căn cứ quân sự Mỹ cho chính quyền Sài Gòn cùng với viện trợ khẩn cấp một lượng vật chất khổng lồ(1)

Mĩ dung túng và cùng với chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Paris, nhất là ba vấn đề: ngừng bắn, thả tù chính trị và thực hiện các quyền tự do dân chủ ở miền Nam. Chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.

Như vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam từ sau 1954 đã phản ánh rất rõ về tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Đế quốc Mỹ. Lời bài hát “Gia tài của mẹ” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác vào giai đoạn 1967, đối chiếu với lịch sử Việt Nam đã ghi lại, bạn đọc có thể tự trả lời “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” (như lời bài hát) là nhận thức hoàn toàn sai về lịch sử. Còn nhạc sĩ khi sáng tác bài hát này có những ngôn từ như vậy ẩn sâu bên trong đó là gì thì cứ để độc giả phán xét. Con người ai cũng có những sai lầm, không ai hoàn thiện cả, điều quan trọng họ biết quay đầu để sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm.

2. Nhận thức sai về kẻ gây ra đau thương cho đất nước mình.

Các thế lực chống cộng luôn ra rả luận điệu Miền Bắc xâm lược Miền Nam, gây ra đau thương, tang tóc. Do đó, chúng lợi dụng những lời đau thương trong bài hát “Gia tài của mẹ” để đổ lỗi cho cộng sản. Chúng cho rằng, cấm bài hát này vì Cộng sản Việt Nam sợ bài hát này.

Chúng không chịu hiểu thực tế: tay sai cho kẻ xâm lược thì chẳng khác nào kẻ xâm lược. chúng đã gây ra biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân Việt Nam. Bằng chứng là chúng phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ, để chia cắt đất nước, chúng lê máy chém khắp Miền Nam tàn sát những người yêu nước. Chính Mỹ và Đồng minh đã ném bom rải thảm, rải chất độc da cam, gây ra những vị thảm sát kinh hoàng cả phụ nữ và trẻ em như: vụ thảm sát Mỹ Lai (16/3/1968), vụ thảm sát Duy trinh (14/8/1968), thảm sát chợ Bàu Bình (21/1/1969)…

Chúng ta phải nhận thức đúng đắn rằng: cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Mỹ, ngụy quân, ngụy quyền và tay sai là phi nghĩa. Kháng chiến chống Mỹ không phải là “nội chiến” như lời bài hát. Ở khía cạnh thứ hai, những đau thương, mất mát đều từ đế quốc Mỹ và tay sai gây ra. KẺ BỊ LÊN ÁN LÀ MỸ, NGỤY. Lời bài hát đã có những nhận thức sai, do vậy có địa phương cấm bài hát này là đúng đắn. Chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn, chân thực tránh để các thế lực thù địch tuyên truyền, xuyên tạc, kích động.

Đó cũng có thể là lý do có địa phương không cấp phép cho Khánh Ly hát bài hát này. Nó khiến cho những người nhận thức còn hạn chế, nhất là giới trẻ ngộ nhận về bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là “nội chiến”. Nguy hại hơn nó xóa nhòa ranh giới giữa tính “chính nghĩa” và “phi nghĩa”, giữa những người yêu nước với kẻ xâm lược và tiếp tay cho kẻ xâm lược.

Đối với ca sỹ Khánh Ly, không phủ nhận bà có một giọng hát rất hay, rất phù hợp với các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhưng có lẽ rất nhiều người chưa biết về nhân vật này, nhất là thế hệ trẻ. Cô ca sĩ này trước đây có tư tưởng chống Cộng rất mạnh mẽ và đã được rất nhiều trang thông tin đại chúng của Việt Nam phản ánh. Ví dụ như, trên báo Pháp Luật điện tử ngày 30/9/2008 có bài viết “Kỳ 4: Khánh Ly, kẻ cơ hội điển hình”. Bài báo có đoạn viết: “Khánh Ly tên thật là Nguyễn Lệ Mai, sinh ngày 6-3-1945 tại Hà Nội. Năm 1954, Khánh Ly theo mẹ di cư vào miền Nam. Năm 1962, cô bắt đầu hát tại các phòng trà Sài Gòn. Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt. Phát hiện giọng ca đặc biệt của cô ca sĩ trẻ, Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly về Sài Gòn. Khánh Ly xuất hiện trong làng ca nhạc những năm đầu của thập niên 60 với những bài hát được “đo ni đóng giày”.

Sau ngày miền Nam giải phóng, Khánh Ly ban đầu vẫn xác định ở lại VN. Nhưng sau khi được tin người chồng là lính ngụy đã tử trận, nghe lời người thân khuyên, Khánh Ly ôm ba đứa con lên một chiếc ghe nhỏ tạm lánh ra khơi chờ tình hình yên ổn sẽ về, nhưng chiếc ghe đã đưa cả đoàn người vượt biển sang Mỹ. Sang đến “miền đất hứa”, Khánh Ly phải làm nhiều việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi con. Về sau, Khánh Ly sang được một cái sạp nhỏ để bán hàng nhưng cũng thua lỗ. Trong lúc túng bấn, Khánh Ly gặp và kết hôn với N.H.Đ, là chủ bút tờ báo Hồn Việt, một trong số những tờ báo của người Việt xuất hiện đầu tiên tại hải ngoại với những bài viết chống đất nước khá quyết liệt.

Trong thời gian sống và biểu diễn tại Mỹ, Khánh Ly thường xuyên tham gia nhiều chương trình ca nhạc chống Việt Nam của số văn nghệ sĩ phản động tại hải ngoại, tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn cực đoan. Cô còn là thành viên tích cực vận động quyên góp tiền giúp đỡ lính Việt Nam cộng hòa, thực hiện nhiều chương trình ca nhạc, CD, VCD, điện ảnh, viết báo chống Cộng”…

Đó là câu chuyện của quá khứ, lần này về nước, được sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước Việt Nam tạo cơ hội cho hát phục vụ đồng bào. Trước đây bà đã không giúp ích gì cho Tổ quốc, giờ đây chúng tôi chỉ hy vọng bà hãy làm một công dân tốt, một ca sĩ chân chính, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước đừng biến các buổi ca nhạc thành nơi tuyên truyền chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại sự bình yên của đất nước, con người Việt Nam.

QUÝ VĂN

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG