Sunday, October 6, 2024

Điều ít biết về “kho báu” khổng lồ của Ukraine

Nguồn tài nguyên lithium phong phú của Ukraine biến nước này trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Nga mở chiến dịch quân sự tại đây.

Nằm sâu bên dưới lòng đất ở Ukraine là nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác. “Kho báu” này có thể nắm giữ chìa khóa cho một tương lai năng lượng sạch và giàu nguồn thu đối với quốc gia Đông Âu này.

Các nhà nghiên cứu Ukraine suy đoán rằng, khu vực phía đông của nước này chứa gần 500.000 tấn lithium oxit, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất pin xe điện. Nếu số liệu này là đúng, Ukraine sẽ trở thành một trong những nước có nguồn dự trữ lithium lớn nhất thế giới.

Theo New York Times, chiến dịch quân sự của Nga xảy ra đúng vào thời điểm Ukraine, dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky, đang cố gắng xác định vị trí của mình là một bên đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Đây là bước tiến hóa đối với một quốc gia vốn lâu nay xây dựng nền kinh tế dựa trên than, sắt, titan và các ngành công nghiệp kế thừa khác.

Cuối năm ngoái, Ukraine bắt đầu bán đấu giá các giấy phép thăm dò để phát triển trữ lượng lithium cùng với đồng, coban và niken. Tất cả đều là các tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch, cần thiết cho việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Điều ít biết về kho báu khổng lồ của Ukraine - 1
Một mẫu quặng chứa lithium (Ảnh: Reuters).

Việc chuyển đổi này có “tầm quan trọng chiến lược đối với việc định hình vị thế của Ukraine trên trường quốc tế, trong một vai trò mới”, Roman Opimakh, người đứng đầu Cơ quan Địa chất Nhà nước Ukraine, cho biết hồi tháng 5/2021 tại một buổi giới thiệu cho các nhà đầu tư toàn cầu.

Tiềm năng sản xuất lithium của Ukraine đã bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, European Lithium, một công ty của Australia, cho biết họ đang trong quá trình đảm bảo quyền khai thác đối với hai mỏ lithium tiềm năng ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine và Kirovograd. Công ty này cho biết họ đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp lithium lớn nhất châu Âu.

Vào thời điểm đó, công ty Chengxin Lithium của Trung Quốc cũng nộp đơn xin cấp quyền đối với các mỏ lithium ở Donetsk và Kirovograd, một động thái sẽ giúp công ty này có chỗ đứng đầu tiên ở châu Âu.

Mặc dù lithium không phải là nguồn tài nguyên đặc biệt hiếm, nhưng ở thời điểm hiện tại, lithium được xem gần như là không thể thay thế trong pin. Nhu cầu về lithium dự kiến sẽ tăng vọt khi xe điện được sản xuất, khiến các nhà sản xuất ô tô phải tranh giành để đảm bảo đủ nguồn cung. Giá lithium đã tăng tới 600% trong năm qua.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng nguồn cung lithium cũng như các khoáng chất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang nằm dưới sự kiểm soát của một số ít quốc gia. Trung Quốc, Congo và Australia chiếm 3/4 sản lượng lithium, coban và đất hiếm toàn cầu. Đầu tuần này, 17 chuyên gia quân sự đã viết một bức thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường khả năng tiếp cận khoáng sản.

“Nó có thể không phải là động cơ cho chiến dịch quân sự, nhưng là lý do Ukraine rất quan trọng đối với Nga. Đó là nền tảng khoáng sản, cùng với sản xuất nông nghiệp của quốc gia”, Rod Schoonover, nhà khoa học và là cựu giám đốc môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, cho biết.

Nga kiểm soát thành phố đặt nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của nước này đã kiểm soát được thành phố Energodar – nơi đặt nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhskaya.

Sputnik đưa tin, Cơ quan các tình trạng khẩn cấp Ukraine cho biết một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhskaya vào đêm qua. Ngọn lửa bùng phát từ một tòa nhà huấn luyện ở bên ngoài tổ hợp lò phản ứng hạt nhân chính và hiện đã được dập tắt. Vụ việc không ghi nhận trường hợp thương vong nào.

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhskaya.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của nước này đã kiểm soát được thành phố Energodar – nơi đặt Zaporizhskaya – nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.

Trước đó, CNN cũng dẫn nguồn tin từ phía Ukraine cho biết các lực lượng của Nga đã kiểm soát được nhà máy điện hạt nhân Zaporizhskaya. Công ty điện hạt nhân của Ukraine Energoatom xác nhận tòa nhà hành chính và chốt kiểm tra ở nhà máy điện này đã nằm trong sự kiểm soát của Nga. Các nhân viên tại nhà máy này vẫn tiếp tục vận hành lò phản ứng và cung cấp điện theo các quy định an toàn thông thường./.

Tùng Anh

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG