Friday, October 11, 2024

Sức ép hạt nhân và chiến lược Chiến tranh Lạnh Mỹ – Triều?

Chiến lược trong Chiến tranh Lạnh MAD là bảo đảm không bên nào dám sử dụng vũ khí hạt nhân trước, từ đó ngăn chặn hoàn toàn cuộc chiến hủy diệt bằng hạt nhân.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 28/11 tuyên bố rằng Triều Tiên hiện có khả năng tên lửa “đe dọa khắp nơi trên thế giới”, ông đã ám chỉ tới một cuộc tranh luận kéo dài trong chính phủ Hoa Kỳ: Có thể dùng cùng một chiến lược trong thời Chiến tranh Lạnh – song phương cùng hủy diệt (MAD) để chống lại một đối thủ như Triều Tiên hay không?

MAD là chiến lược bảo đảm không bên nào dám sử dụng vũ khí hạt nhân trước, từ đó ngăn chặn hoàn toàn cuộc chiến hủy diệt bằng hạt nhân.

Theo New York Times, không có bằng chứng nào cho thấy ông Kim Jong-un, lãnh đạo hiện nay của Triều Tiên, hay hai nhà lãnh đạo trước, dự định thực hiện một cuộc chiến hạt nhân với Hoa Kỳ. Tùy theo ước tính của các bên khác nhau, Triều Tiên có từ 20 đến 60 vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Hoa Kỳ có hơn 1.500 vũ khí hạt nhân hiện đang được triển khai, và hàng ngàn vũ khí đang được lưu trữ. Như một chiến lược gia quân sự cấp cao của Mỹ nêu ra vài tuần trước, sẽ là một trường hợp tự tử nếu xảy ra xung đột song phương.

Sức ép hạt nhân và chiến lược Chiến tranh Lạnh Mỹ - Triều?Triều Tiên chưa từng dự định thực hiện một cuộc chiến hạt nhân với Hoa Kỳ.

Chiến lược hạt nhân Triều Tiên hiện đại

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vũ khí hạt nhân vô ích đối với một nhà lãnh đạo 33 tuổi, người đã nói rõ rằng ông có những mục tiêu đầy tham vọng để phát triển vũ khí hạt nhân có sức mạnh toàn cầu. Nếu các nhà lãnh đạo trước đó của Triều Tiên quan tâm phần lớn đến chiến lược sống còn – và coi một kho vũ khí hạt nhân nhỏ là sự đảm bảo tốt nhất của đất nước thì chiến lược của ông Kim dường như rộng hơn nhiều.

Han Sung-joo, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc chia sẻ đầu tháng này rằng, “ông Kim xác định rõ việc trở thành một Nhà lãnh đạo vĩ đại”, “và để làm điều đó, ông ấy cần đạt được điều ông nội và cha mình chưa làm được: phát triển một tên lửa liên lục địa có thể tấn công bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ”.

Trong mùa hè này, chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố rằng nếu ông Kim đã thành công trong việc đạt được mục tiêu trên, thì việc ngăn chặn thông thường sẽ không đủ. Trong một loạt các tuyên bố công khai, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Tướng H.R. McMaster, nói rằng các phương pháp đã cho thấy sự hiệu quả trong Chiến tranh Lạnh sẽ không áp dụng trong trường hợp Triều Tiên.

“Triều Tiên đã thể hiện, thông qua lời nói và hành động của họ, nhằm mục đích đe dọa Hoa Kỳ từ bỏ đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi – động thái dọn đường tiềm năng cho một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai”, ông McMaster nói thêm, đồn đoán về việc Bình Nhưỡng chỉ muốn vũ khí hạt nhân để đảm bảo sự sống còn có thể là sai lầm.

Quan chức này cũng đã nói nhiều lần về một “cuộc chiến ngăn chặn” có thể là cần thiết nếu hoạt động ngoại giao thất bại.

“Tổng thống đã rất rõ ràng về điều này,” ông nói ở một thời điểm khác. “Ông ấy (Trump) đã nói rằng ông sẽ không chịu đựng được việc Triều Tiên có thể đe doạ Hoa Kỳ.”

Không rõ là các bình luận của Tướng McMaster có báo hiệu một sự sẵn sàng thực sự để đi đến chiến tranh hay không, hoặc ông ấy chỉ đơn giản muốn “lung lay” Triều Tiên và để Trung Quốc tin rằng, ông Trump, không giống những người tiền nhiệm, hoàn toàn sẵn sàng thực hiện một giải pháp quân sự cho vấn đề này.

Trong những tháng gần đây, Tướng McMaster đã không lặp lại những lời nói đó, có lẽ hy vọng rằng việc Triều Tiên không tiếp tục thử tên lửa trong hai tháng qua sẽ mở ra một hướng đi cho ngoại giao.

Niềm hy vọng đó đã bị phá vỡ bằng vụ thử mới nhất và ấn tượng nhất của Triều Tiên. Tên lửa đạn đạo nước này phóng đã bay khoảng 2.800 dặm vào không gian, trước khi quay lại vùng biển Nhật Bản – và nhằm chứng minh rằng tên lửa của nước này hiện tại có thể phóng tới bất cứ đâu tại Mỹ.

Không rõ là Bình Nhưỡng thực sự nắm giữ khả năng phóng tên lửa liên lục địa hay đã bảo vệ được đầu đạn hạt nhân không bị đốt cháy khi trở lại trái đất – một công nghệ quan trọng để phóng tên lửa hạt nhân hay chưa.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là: Bất chấp những đe dọa mà Washington và Bắc Kinh đưa ra trong vài tháng qua, cả các biện pháp trừng phạt và đe dọa cắt giảm dầu mỏ- những điều này đã không cho thấy hiệu quả với Triều Tiên. Hiện tại, ông Kim Jong un đang cho rằng ông ấy có thể hoàn thành chương trình tên lửa của mình – giải quyết các chi tiết kỹ thuật cuối cùng về tên lửa hạt nhân- trước khi Hoa Kỳ, các đồng minh và Trung Quốc có thể nhất trí về một phản ứng chung, báo NYT nhận định.

Tính đến nay, lập trường trên của nhà lãnh đạo Triều Tiên đã được chứng minh là chính xác. Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in, tuyên bố rằng sẽ không bao giờ có thêm một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và cho biết ông sẽ phủ quyết đối với bất kỳ quyết định nào của Mỹ về sử dụng vũ lực. (Còn chính quyền Trump lại nói rằng người Hàn Quốc, cùng với các đồng minh thân cận, không có quyền phủ quyết như vậy).

Nhật Bản đã lên tiếng với một lập trường gay gắt hơn, tuy nhiên, lãnh thổ nước này đã ở trong tầm bắn của vũ khí hạt nhân Triều Tiên nhiều năm qua- và cho đến nay đã phải quen với điều đó, tự thuyết phục bản thân rằng chiếc ô hạt nhân của Mỹ đã bao trùm lên họ.

Cũng theo NYT, không một quan chức Mỹ nào sẵn sàng thừa nhận rằng Hoa Kỳ chấp nhận rủi ro và chung sống với khả năng một hệ thống tên lửa hạt nhân của Triều Tiên có thể phóng tới bờ biển nước Mỹ.

Nhưng rõ ràng rằng Mỹ dường như sắp phải đương đầu với điều trên. Việc thúc giục Triều Tiên hoàn toàn giải trừ vũ khí, không thể thực hiện được từ xa – và Triều Tiên cũng đã từ chối bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc từ bỏ kho vũ khí.

Điều này  dẫn tới những đề xuất “đóng băng” hạt nhân – đưa ra thỏa thuận Triều Tiên sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa để đổi lấy sự nhượng bộ của Mỹ.

Lợi thế của một thỏa thuận đóng băng là mở ra viễn cảnh ngăn ngừa cuộc khủng hoảng hạt nhân phát triển tồi tệ hơn. Nếu không có các vụ thử, Triều Tiên không thể chứng minh với thế giới rằng họ có một vũ khí thực sự có thể đến được Hoa Kỳ. Gần đây, Robert Einhorn, chuyên gia hạt nhân thuộc Viện Brookings, người đã đề xuất nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên thời Obama, cho biết: “Chúng ta cần một mục tiêu tạm thời khả thi và có thể đạt được”.

Nhiều người trong chính quyền Tổng thống Trump đã đồng ý riêng với lập trường trên. Tuy nhiên, ôngTillerson đã bác bỏ ý tưởng này vào tháng 3, trong chuyến thăm đầu tiên tới Seoul với vai trò Ngoại trưởng Mỹ, nói rằng việc đóng băng hạt nhân sẽ bảo tồn được năng lực hiện tại của Triều Tiên.

Theo NYT, về tổng thể, những diễn biến có nghĩa là chính quyền Mỹ đã xác định được, trong tương lai gần, họ sẽ vẫn dựa vào chính sách ngăn chặn hạt nhân như trong Chiến tranh Lạnh, thay vì những điều Tổng thống Trump đã nói: “Giải quyết” vấn đề Triều Tiên, một lần và mãi mãi.

(Theo NYT)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG