Thursday, June 6, 2024

Trao đổi với bác Lê Ngọc Thống về chuyện ì xèo liên quan đến ngày 30/4/1975

Trao đổi với bác Lê Ngọc Thống về chuyện ì xèo liên quan đến ngày 30/4/1975

Tấm hình “Chính ủy Bùi Văn Tùng dẫn giải Dương Văn Minh sang Đài phát thanh” đã bóc mẽ lời “nói dối” của ông Phạm Xuân Thệ, rằng ông Thệ chỉ thấy ông Tùng sau khi ông Thệ đến Đài được 30 phút.

Từ xưa đến nay, Google.tienlang luôn ngưỡng mộ và kính trọng bác Lê Ngọc Thống- một cựu sĩ quan Hải quân, một chuyên gia bình luận quân sự. Dù là một nhà báo không chuyên nhưng những bài viết của cây bút này thường là những phân tích nhận định có lý, có tình nên tính thuyết phục rất cao. Thế nhưng, trong số cả trăm cả ngàn bài viết của bác Lê Ngọc Thống, cũng vẫn có những bài hoặc có một vài chi tiết trong bài chưa được chính xác, ví dụ chi tiết “Năm 2014, Lực lượng Cảnh sát đặc biệt (Berkut) Ukraina không trung thành với Tổng thống Yanukovych…” (Xem bài TRAO ĐỔI VỚI CHUYÊN GIA LÊ NGỌC THỐNG VỀLÝ DO THÀNH CÔNG CỦA “CÁCH MẠNG MÀU”- “MAIDAN KIEV” Ở UKRAINA https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/01/trao-oi-voi-chuyen-gia-le-ngoc-thong-ve.html)

Hôm nay, cũng chính vì sự ngưỡng mộ và kính phục bác Lê Ngọc Thống nên Google.tienlang thấy cần phải trao đổi lại để cho thông tin chính xác, đúng sự thật. Đó là bài “LẬT SỬ MÀ TRÌNH NGU THÌ IM MỒM LẠI!” của bác Lê Ngọc Thống đăng trên trang fb cá nhân mà nhiều người đã chia sẻ lại.

Trong bài này, Google.tienlang đồng ý với một câu của bác Lê Ngọc Thống, là câu: “Có thể nói, đ/c Bùi Tùng nói một câu mà tôi cho như là một định lý để giải mọi bài toán thắc mắc: “Lúc đó, tôi nghĩ rằng đ/c Phạm Xuân Thệ là người của quân đoàn (ý là đã được quân đoàn giao nh/v) nên không tham gia” (tức không tham gia vào việc bắt dẫn giải nội các DVM sang đài phát thanh).”

Thế nhưng, rất tiếc, bác Lê Ngọc Thống lại không tìm hiểu xem cái “một câu như là một định lý để giải mọi bài toán thắc mắc” đó do ai nói? Ông Bùi Tùng nói hay ông Phạm Xuân Thệ kể lại?

Nếu đúng là ông Bùi Tùng nói câu đó thì quá ổn rồi, mọi thắc mắc đã được giải quyết xong béng từ lâu. Nhưng có đúng là ông Bùi Tùng nói câu đó? Ông ấy nói bao giờ, ở đâu, có ai chứng kiến? Băng ghi âm đâu? Có bài báo công khai nào cho biết ông Bùi Tùng đã nói câu đó không? –  Không có! Chúng tôi không tìm được một bài báo hay một tài liệu nào cho thấy ông Bùi Tùng nói “một câu như là một định lý để giải mọi bài toán thắc mắc” đó!

Google.tienlang đã mày mò, tìm hiểu cái câu được cho là ông Bùi Tùng nói đó thì hóa ra lại phát ra từ chính cái miệng “nói dối” của ông Trung tướng Phạm Xuân Thệ!

Và Viện Lịch sử Quân sự đã ngay lập tức công nhận theo lời ông Phạm Xuân Thệ, rằng ông Bùi Tùng đã nói câu đó!

Mời bác Lê Ngọc Thống và các bạn đọc bài trên báo Tiền phong từ năm 2006:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KIỆN ĐÁNH CHIẾM DINH ĐỘC LẬP VÀ THẢO LỜI TUYÊN BỐ ĐẦU HÀNG CHO DƯƠNG VĂN MINH:

Trung tá BùiTùng không phải là người bắt giữ Dương Văn Minh

Tại bài này có đoạn:

“Sang tới Đài phát thanh, Đại úy Thệ dẫn hai ông Minh và Mẫu lên gác 2 vào phòng phát  chỉ cho họ ngồi xong thì thấy một người cao to mặc quân phục, đội mũ cứng từ ngoài bước vào. Người đó hỏi: “Anh là ai?”.

Sau khi Đại úy Thệ trả lời, người đó xưng danh: “Tôi là Bùi Tùng – Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn 203. Tôi tưởng các anh là người của Quân đoàn nên tôi không tham gia gì. Khi nãy, thấy các anh đưa Minh ra đây, tôi liền cho xe bám theo luôn…”.

https://tienphong.vn/trung-ta-bui-tung-khong-phai-la-nguoi-bat-giu-duong-van-minh-post35516.tpo

Google.tienlang xin khẳng định, lời kể trên đây của ông Phạm Xuân Thệ là lời “nói dối”, tương tự những lần “nói dối” của ông Phạm Xuân Thệ mà Đạo diễn Phạm Việt Tùng đã liệt kê trong bài “SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN!

Google.tienlang cũng xin khẳng định, việc điều tra vào năm 2005 và Kết luận vào năm 2006 của Viện Lịch sử Quân sự là không chính xác bởi Viện này chỉ tin vào lời nói dối của ông Phạm Xuân Thệ cùng lính của ông Thệ. (Chúng tôi sẽ có bài riêng để chứng minh điều khẳng định trên.)

Vậy đó, thưa bác Chuyên gia Lê Ngọc Thống!

Google.tienlang đồng ý với bác, rằng có “một câu như là một định lý để giải mọi bài toán thắc mắc”. Chỉ tiếc, bác Thống không biết rằng cái “một câu” đó lại là một lời nói dối của ông Phạm Xuân Thệ. Và, cũng như Viện Lịch sử quân đội năm xưa, bác Thống đã vội tin ngay vào lời nói dối đó. “Một câu như là một định lý để giải mọi bài toán thắc mắc” đã SAI, do đó, tất cả những lập luận, quy kết còn lại ở bài “LẬT SỬ MÀ TRÌNH NGU THÌ IM MỒM LẠI!” của bác Lê Ngọc Thống cũng SAI theo.

Bùi Ngọc Trâm Anh

Mời Đọc thêm bài:

LẬT SỬ MÀ TRÌNH NGU THÌ IM MỒM LẠI!

Xung quanh chuyện ai soạn thảo tuyên bố đầu hàng của DVM và ai bắt DVM và nội các sang Đài phát thanh đã diễn ra với 2 nhân vật là Đại úy Phạm Xuân Thệ và Trung tá Bùi Tùng trên CĐM nghe mà rác tai…

Phía cho rằng PXT cướp công, gian dối gồm Trần Đăng Khoa, Đại tá nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt, đạo diễn phim Phạm Việt Tùng, Nguyễn Hữu Thái cũng với các nhân vật được gọi là bên thứ ba, rận chủ “ve háng khỉ”…cùng với với một số CCB thiếu am hiểu.

Phía bảo vệ, hay, bên công nhận kết luận của Viện Lịch sử QĐ, Quân đoàn 2 và TCCT quân đội.

Đầu tiên là tại sao cứ đến ngày 30/4 là một số kẻ lại cứ bươi ra chuyện này? Với chiêu bài “sự thật lịch sử”, nhóm lật sử cố tình gây ra một “xì căng đan” để đồn thổi rằng trong quân đội, tranh công đổ lỗi, che dấu sự thật, mất đoàn kết nội bộ.

Đòn tấn công này cùng với đòn bêu xấu Đại tướng, TBT Lê Duẩn…đều nằm trong âm mưu lật sử, phủ nhận sự thật, xét lại…hòng làm sụp đổ hệ tư tưởng chính thống, giá trị văn hóa của dân tộc được Đảng xây dựng vun đắp lâu nay. Thế trận tiến công này cũng giống như tại Nga, các thế lực phản động trong nước và phương Tây đang lật sử, xét lại cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Hồng Quân LX chiến thắng phát xít.

Kết luận của Viện Lịch sử QĐ, Quân đoàn 2 và TCCT là chính xác không bàn cãi, tôi không cần phải nêu ra, cũng như không cần nêu ra luận điểm của bên chống lại. Ở đây tôi chỉ phân tích tính logic của sự kiện để các đ/c CCB và những người chưa qua chiến trận hoặc ở trong môi trường quân đội hiểu thôi.

Có thể nói, đ/c 2// Bùi Tùng nói một câu mà tôi cho như là một định lý để giải mọi bài toán thắc mắc: “Lúc đó, tôi nghĩ rằng đ/c 4/ Phạm Xuân Thệ là người của quân đoàn (ý là đã được quân đoàn giao nh/v) nên không tham gia” (tức không tham gia vào việc bắt dẫn giải nội các DVM sang đài phát thanh).

Tại sao mọi giải thích bắt đầu từ câu nói này là bởi vì:

1, Nó loại bỏ toàn bộ lý lẽ của bên chống đối, rằng thì là trong quân đội bên quân hàm thấp chịu sự chỉ huy và phục tùng quân hàm cao hơn, do đó, PXT không thể vượt mặt 2// Bùi Tùng…Vì sao?

** Lúc đó không ai biết ông Bùi Tùng là trung tá. Ngay thời chống quân Pol Pốt lính tráng, sỹ quan chẳng ai đeo quân hàm huống chi thời đó.

** Đ/c Bùi Tùng lúc đó, thể hiện rất tốt sự hiểu biết và nguyên tắc, hoạt động tác chiến trong quân đội và chấp hành rất nghiêm.

Trong tác chiến, 2 đơn vị khác nhau có 2 mối quan hệ tác chiến (1) là phối thuộc và (2) là hợp đồng.

Nếu Lữ đoàn tăng 203 của Bùi Tùng có nhiệm vụ phối thuộc với Trung đoàn Đông Sơn của PXT đánh chiếm Dinh Độc Lập thì dù Bùi Tùng là đại tá cũng phải chịu sự chỉ huy của PXT. Chẳng có nguyên tắc tác chiến nào lại giao nh/v cho trung đoàn BB đi phối thuộc với Lữ đoàn xe tăng đánh chiếm dinh ĐL cả mà luôn ngược lại. Đánh chiếm giải quyết, làm chủ chiến trường là lính bộ binh.

Nếu 2 đơn vị là hợp đồng tác chiến là 2 mũi được giao nhiệm vụ đánh chiếm Dinh ĐL thì chỉ huy trực tiếp cả hai đơn vị này là BTL QĐ-2, lúc đó, chắc chắn mỗi đơn vị được giao mỗi nhiệm vụ, đó là đánh chiếm dinh ĐL.

Ở đây, 2 đơn vị chỉ là hợp đồng tác chiến như 2 cánh quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của BTL quân đoàn, mỗi thằng mỗi nh/v và gặp nhau tại Dinh ĐL.

Khi mũi tấn công của PXT đến dinh ĐL (trước mũi của Bùi Tùng) và ngay BTL quân đoàn 2 cũng không thể ngờ rằng nội các DVM đang ngồi chờ tại dinh ĐL để “bàn giao” như vậy. Tình thế lúc đó phụ thuộc bản lĩnh, tính quyết đoán, sự chủ động của người chỉ huy trực tiếp trên chiến trường mà không chờ lệnh cấp trên.

Giả sử, đ/c Bùi Tùng cũng có mặt ngay lúc đó, nếu như muốn tranh công…thì tại dinh ĐL, đ/c Bùi Tùng sẽ thực hiện ý đồ lúc đó, cụ thể là xưng danh tôi là Trung tá chính ủy…chẳng hạn, nhưng, như đã nói không ai nghĩ đến chuyện tranh công, đ/c Bùi Tùng đã chấp hành rất nghiêm kỷ luật quân đội, nguyên tắc tác chiến trong quân đội, bởi là chính ủy nên có sự hiểu biết, nên đ/c đã “không tham gia” là chính xác. Nhưng, có lẽ đ/c Bùi Tùng chưa có mặt lúc đó, mà nếu như có mặt lúc đó, với quân hàm Trung tá nhưng “không tham gia” để cho một đại úy tham gia là vô trách nhiệm đấy nhé, quân đoàn chưa kỷ luật cho là may. Và may sao đại úy Thệ xử lý tốt. (Và cũng biết đâu sự kiện lớn quá, đ/c Bùi Tùng sợ trách nhiệm không gánh nổi nếu xử lý sai sót nên mới “không tham gia” để cho PXT tự làm tự chịu thì sao!?, ai biết được.

Do đó, đưa chuyện quân hàm ra để nói ai chỉ huy ai trong tình thế ở dinh ĐL để phủ nhận toàn bộ hành động của PXT là vô ích, không hợp lý.

2 Vậy lúc đó, đ/c 4/ PXT thể hiện bản lĩnh, nhanh nhạy, quyết đoán của mình bằng hành động như nào? Đại úy PXT bắt DVM và toàn bộ nội các sang đài phát thanh. Tại sao PXT không quản thúc nội các DVM tại đó chờ lệnh và thậm chí DVM không muốn đi sang đài PT vì sợ đạn lạc mà kiên quyết bắt ông ta phải rời đi?

Có thể nói hành động này mới là yếu tố tạo nên “anh hùng” của PXT. Ý định của PXT là DVM phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh để toàn bộ chính quyền, quân đội Sài Gòn được biết…nên mới buộc ông ta đến đài phát thanh. Đó chính là bản lĩnh, nhanh nhạy của một chỉ huy chiến trận, chứ không thì buộc DVM đến đài PT làm gì, đúng không?

Đến đài PT, PXT và Bùi Tùng mới biết nhau và cả hai cánh quân cùng soạn thảo tuyên bố đầu hàng cho DVM. Đến đây thì ai soạn thảo, Bùi Tùng hay PXT đã không quan trọng. Quan trọng là Đại úy Phạm Xuân Thệ buộc DVM và nội các đến đài PT để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mới mang tính quyết định, nó như điểm sáng nhất của một bức tranh, bởi hành động quyết đoán, nhạy bén của Phạm Xuân Thệ chứ không phải của đ/c Bùi Tùng. Thế cho nên PXT mới được phong anh hùng còn Bùi Tùng thì không, đúng quá còn gì…

Bài toán sử dụng định lý “Lúc đó tôi tưởng đ/c Phạm Xuân Thệ làm nhiệm vụ của Quân đoàn giao nên tôi không tham gia” đã chứng minh xong.

Lê Ngọc Thống

Nguồn: Google.Tiên lãng

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG