Saturday, April 27, 2024

Đồng Tâm những chiêu trò cũ soạn lại

Khi TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án giết người xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, từ ngày 8/3 đến 10/3 dường như ngay lập những kẻ chống phá đang thi nhau vớt vát những gì còn sót lại sau sự việc xảy ra sau vụ án tại Đồng Tâm. Tuy không mới nhưng do kết quả mang lại cho chúng tương đối nhiều trong một quãng thời gian dài nên chúng vẫn tiếp tục sử dụng cho sự việc lần này:

– Thứ nhất, chúng đang tiếp tục cố gắng tạo hiệu ứng tâm lý có vẻ như ủng hộ những người có việc làm sai trái phù phép thành những con người “trượng nghĩa”, những “dân oan” chính hiệu để tiếp tục thực hiện hành động chống phá theo ý đồ của chúng. Điều này có ý nghĩa về lâu về dài động viên cho những người liên quan trong đó có cả gia đình các đối tượng cùng bè lũ chống phá khác trong cả nước. Đây không khác nào là cách thức che chở cho nhau nhằm tạo niềm tin cho các đối tượng tiếp tục manh động nung nấu ý đồ chống phá quyết liệt. Đối với chúng kẻ giết người mang lợi ích cho chúng là “yêu nước”, “dân oan”.

– Thứ hai, theo quy luật khi xảy ra sự việc thì chúng vào kích động, khi những người liên quan bị xử lý thì chúng sẽ kêu oan, viện dẫn tạo không khí tang tóc, thương đau, làm cho nhiều người nhầm ngộ nhận rằng tình hình tại Việt Nam đang u tối, Đảng Cộng Sản Việt Nam là độc tài, “máu lạnh”, không “nhân quyền”. Điều này xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động xấu xa của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đều thể hiện rất rõ. Thậm chí có những việc sai đến mười mươi chúng cũng vẫn vẽ ra con đường, lý do nghe có vẻ hợp lý theo kiểu “đánh lận con đen”, mê hoặc quần chúng nhân dân ở những sự hiểu biết hạn chế nhất định.

– Thứ ba, Tạo sự hoài nghi trong xã hội đặc biệt là hướng tới những người hạn chế hoặc hiểu biết không đầy đủ về sự việc diễn ra bằng những bài viết, hình ảnh, video cắt ghép, chấp vá sai sự thật đến hoàn hảo. Từ đó sinh ra oán trách Đảng, Nhà nước, chế độ, chính quyền và tiếp đó là đứng trước những sự việc chỉ muốn tìm đến những nội dung thông tin không chính thống, đen tối để thỏa mãn sự “hậm hực” trong lòng.

– Thứ tư, thực chất vấn đề khi sự việc Đồng Tâm xảy ra thì những kẻ chống đối không hề có bất cứ cơ hội nào xuất hiện tại hiện trường, đồng thời với cái nhìn sai trái, ý đồ chống phá, chúng đã đến tiếp cận những đối tượng có quan điểm cực đoan tại đây nhằm kích động và khóc thương kiểu “mèo khóc chuột”. Kể cả những luật sự tại phiên tòa cũng bị các bị cáo cho ngừng bào chữa để nhận tội lỗi của mình. Nhiều luật sư còn đăng đàn than trách các bị cáo sau phiên tòa tuyên án. Do vậy chúng không có bất cứ cơ sở nào để có thể đứng vào bàn việc với những gì đã xảy ra tại Đồng Tâm. Do vậy, có thể nói rằng những gì chúng đang nói và viết chỉ là phỏng đoán mà không hề dựa vào sự thật của vụ án mà thôi. Sự phỏng đoán đó chỉ là võ đoán nhằm mưu đồ chống phá Đất nước phần nhiều hơn là đi đến những điều sự thật, công lý.

Nhìn chung, tất cả những việc làm của bọn rận chủ đang thực hiện nhằm để vớt vát những cái cuối cùng còn lại với sự việc xảy ra nhằm hướng đến tạo ngòi nổ âm ỷ trong xã hội nói chung, trong những người dân tại Đồng Tâm nói riêng dù là phiên phúc thẩm sắp tới chỉ là kháng cáo xin giảm án mong nhận được sự khoan hồng từ pháp luật của các bị cáo mà thôi.

Chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những việc làm mang tính quy luật này, nếu không rất nhiều người do thiếu hiểu biết mà sẽ tiếp tay cho bọn chống phá đất nước. Những hành vi như thế này có thể gọi là rác trong tư tưởng của những kẻ cơ hội, xấu xa, bỉ ổi. Người dân cần tỉnh táo để quyết tâm quét sạch ra khỏi xã hội, làm sạch không gian mạng đang quá nhiều thông tin với những màu sắc tiêu cực khác nhau diễn ra.

Cuối cùng những kẻ từng “cõng rắn cắn gà nhà”, làm tay sai cho giặc, sẵn sàng sát hại đồng bào thì muôn đời cũng không có 2 từ gọi là “YÊU NƯỚC”, “dân oan”./.

*

Đồng Tâm những chiêu trò cũ soạn lại

LỢI DỤNG PHIÊN TÒA XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM VÀ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA NHỮNG KẺ CƠ HỘI

Theo thông báo của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày 8/3/2021 sẽ tiến hành mở phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 06 bị cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) ngày 09/01/2020. Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra từ ngày 07 đến 17/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5/6 bị cáo trên về tội “Giết người”. Trong đó, bị cáo Lê Đình Công và bị cáo Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình. Bị cáo Lê Đình Doanh bị tuyên án chung thân. Bị cáo Bùi Viết Hiểu 16 năm tù và bị cáo Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù. Liên quan đến vụ án này, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển cũng bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Giết người”, nhưng bị cáo Tuyển không kháng cáo và cũng không bị kháng nghị. 23 bị cáo còn lại tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 15 tháng tù (cho hưởng án treo) đến 6 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. 06 bị cáo kháng cáo gồm: Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980), Lê Đình Doanh (SN 1988), Bùi Viết Hiểu (SN 1943), Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980) và Bùi Thị Nối SN 1958) đều trú tại xã Đồng Tâm. Trong đơn kháng cáo, các bị cáo đều cho rằng mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên đối với mình là nặng, đồng thời đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các tình tiết trong vụ án để giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (bị tuyên mức án 6 năm tù giam) không đồng tình với bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, TAND Thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 06 bị cáo đã nêu trên với lý do kháng cáo là tội danh quá nặng so với hành vi mà các bị cáo thực hiện, việc các bị cáo gửi đơn kháng cáo để phúc thẩm vụ án là phù hợp với quy định tố tụng nhằm đảm bảo lợi ích, tránh oan sai. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân phản động, chống đối chính trị như: Việt Tân, một số trang, báo, đài, một số nhà dân chủ tự xưng… đã lợi dụng sự việc này để tìm cách phủ nhận kết quả của phiên xét xử sơ thẩm trước đó. Cụ thể, trên trang tổ chức khủng bố Việt Tân lớn tiếng cho rằng “kết quả phiên tòa sơ thẩm chẳng khác nào chính quyền Việt Nam đang giết người diệt khẩu”; một số nhà “dân chủ tự xưng” lại cho rằng quá trình điều tra chưa minh bạch, bản án quá nghiệt ngã với các bị cáo… Thậm chí “Đài RFA – Đài Á Châu tự do” còn dẫn theo quan điểm của luật sư Đặng Đình Mạnh (Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh – Qua tìm hiểu, vị luật sư tên Đặng Đình Mạnh này thường xuyên cung cấp thông tin các vụ xét xử cho các trang báo, đài như BBC, Đài Á Châu tự do… trong đó có nội dung xét xử vụ án Đồng Tâm. Đây cũng là người gửi đơn nhận bào chữa cho Phạm Thị Đoan Trang trong vụ tuyên truyền chống Nhà nước, ông luật sư này được nhiều trang báo (dautruongdanchu. org; nhanquyenvn. org; baotiengdan. com; nguoiviet. com…) không chính thống, trang báo phản động tung hô, ca ngợi )cho rằng “Quá trình điều tra có nhiều sai sót, sơ suất dẫn đến quyết định xét xử trở nên phiến diện”. Luật sư Lê Văn Hòa (Văn phòng tại Tp. Hà Nội – người cùng tham gia bào chữa cho các bị cáo cũng từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, từng giữ chức vụ trong tổ chức Đảng; tuy nhiên sau khi nghỉ hưu ông này lại không chuyển sinh hoạt Đảng, không tham gia sinh hoạt Đảng và viết đơn ra khỏi Đảng với lý do trốn đóng đảng phí…) lại nhận định rằng dư luận đang tranh cãi về vụ việc Đồng Tâm nên chắc chắn chính quyền sẽ “giảm 1 án tử hình” trong 2 án tử hình đã được tuyên trước đây.

Liên quan đến việc tổ chức phiên tòa phúc thẩm này, mặc dù chưa diễn ra nhưng một số tổ chức, cá nhân cơ hội, chống đối chính trị đã đăng tin sai lệch hòng phủ nhận bản án sơ thẩm, đòi lật lại vụ án tại Đồng Tâm để gây phức tạp tình hình ANTT, tạo phản ứng thu hút sự tập trung của dư luận trong và ngoài nước. Thế nhưng, nếu theo dõi toàn bộ quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, cũng như những chứng cứ được đưa ra, lời khai của các bị cáo thì có thể thấy rằng:

Thứ nhất, việc nhìn nhận còn có điểm phiến diện, sai sót trong qua trình điều tra là điều không chính xác, không có cơ sở. Bởi rõ ràng đây là vụ việc đã được làm sáng tỏ, không có điểm bí ẩn nào, các chứng cứ đều khớp với lời khai của các bị cáo và chính các bị cáo cũng đã thừa nhận những hành vi tàn độc, dã man của mình. Vì vậy, việc kêu gọi điều tra lại thực chất chỉ là một chiêu trò để câu giờ, gây thêm phức tạp cho vụ việc.

Thứ hai, đây là vụ việc gây chấn động lớn trong cả nước và rất được dư luận quan tâm. Mặt khác, kết quả tuyên án trong phiên xét xử sơ thẩm được dư luận xã hội rất đồng tình, ủng hộ bởi nó đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, chỉ rõ rằng những kẻ vi phạm phải chịu sự trừng trị thích đáng. Do đó, việc phán đoán giảm án chỉ là trò “thầy bói xem voi” của các luật sư đứng ra bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm.

Tóm lại, phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 08/3/2021 sẽ là thước đo xem xét lại toàn bộ hành vi của các bị cáo và từ đó sẽ có những cân nhắc điều chỉnh hay giữ mức án tuyên tại phiên xét xử sơ thẩm. Những hành động kích bác dư luận, bênh vực cho các bị cáo, phủ nhận hay xuyên tạc kết quả của phiên tòa sơ thẩm thực chất chỉ là việc “chạy án” trong tư duy của những kẻ chống đối pháp luật Việt Nam. Chắc chắn một điều rằng, công lý sẽ được thực thi và những kẻ phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

ĐNNM

Song An

Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG