Sunday, April 28, 2024

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh bao giờ “thanh” cao để sớm “tịnh” độ?

Lợi dụng Ban thường trực Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Quảng Bình chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo và hoạt động của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh giai đoạn 2014 – 2017, ngày 12/11/2017, trên fb Anthanh Linhgiang của Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ, TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đã viết: “Tổ chức có tên là “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam” không thuộc Giáo hội Công giáo. Nó là một tổ chức chính trị – xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ quan ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh bao giờ “thanh” cao để sớm “tịnh” độ?

Ảnh chụp trên facebook Anthanh Linh giang của LM Nguyễn Thanh Tịnh

Ngoài ra, vị linh mục này còn viện dẫn các thông tin trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia với hàm ý nhạo báng, khinh miệt Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Nhằm tăng thêm sự thuyết phục cho lý lẽ của mình, LM Nguyễn Thanh Tịnh còn trích dẫn 2 ý kiến của John Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh trong Văn thư số 1024/89 gửi Ủy ban tổ chức Hội nghị lần đầu tiên tại Hà Nội ngày 11 tháng 3 năm 1955 và Hồng y Angelo Sodano – Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trong văn thư đề ngày 20 tháng 5 năm 1992 gửi Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc đó. Rõ ràng đây là cái nhìn phiến diện, hẹp hòi, đầy định kiến, lạc hậu và đi ngược với xu thế lịch sử. Từ đó có thể thấy rằng đó là hành động có chủ ý, thể hiện sự bất kính và xúc phạm các chức sắc trong Giáo hội tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh.

Cũng cần phải biết rằng trong quá trình hình thành và phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam không phải không có những “tỳ vết” với lịch sử dân tộc. Ngoài ra, do tính chất đặc thù về đức tin và thời điểm nhạy cảm trong quá trình truyền giáo mà người Công giáo nhiều lúc đã bị hiểu lầm, nghi kỵ, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng gây chia rẽ trong khối đại đoàn kết toàn dân. Nguyên nhân chủ yếu là do những thế lực ngoại xâm can thiệp, chỉ đạo và gây ra nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ cho các mưu đồ chính trị “chia để trị” của chúng.

Do đó hàm ý của John Dooley hay Hồng y Angelo Sodano trong những bức thư trên đều bị chi phối bởi yếu tố chính trị, hạn hẹp về lịch sử và cũng không nằm ngoài ý đồ trên. Bởi vậy trong Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhắc nhở bà con tín hữu: “Đừng nhìn quá khứ với mặc cảm và phán đoán tiêu cực. Lịch sử luôn pha lẫn ánh sáng và bóng tối, cũng như đời sống những người con của Chúa vẫn có cả ân sủng và tội lỗi”.

Phải khẳng định rằng về mặt Giáo hội, tuy không phải là một đoàn thể của Giáo hội, nhưng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là tổ chức quy tụ những người Công giáo, trong đó bao gồm các linh mục, tu sĩ, giáo dân, tất cả đều là những người đang gắn bó chặt chẽ với Giáo hội. Hơn nữa, tổ chức này còn có nhiều vị đang nắm giữ những trọng trách trong Giáo hội như thư ký Tòa Giám mục, chánh phó xứ, quản hạt, hay bề trên dòng tu nam, nữ.

Do đó, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ra đời vào tháng 11/1983 và các tổ chức tiền thân trước đó đã giữ sứ mệnh lịch sử quan trọng, nhưng cũng đầy vinh quang và cao cả. Đó là giữ vai trò cầu nối giữa đạo với đời, giữa người Công giáo Việt Nam với Nhà nước, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm kịp thời động viên, tạo điều kiện giúp người Công giáo đóng góp sức mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mục đích đoàn kết rộng rãi mọi người công giáo Việt Nam cùng xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định và phát triển, từ khi thành lập đến nay, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam luôn phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, vận động đồng bào công giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Đồng thời cảnh giác với những âm mưu đen tối nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của những thế lực xấu. Từ đó giúp cho người Công giáo Việt Nam phát huy tối đa sức mạnh của mình cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam.

Xác quyết theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, Huấn từ của đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI và Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa năm 2010, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam luôn nỗ lực dấn thân thực hiện đường hướng “Đồng hành cùng dân tộc” bằng việc tích cực hưởng ứng các các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Sự hiện diện trong mọi lĩnh vực, hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, với nhiều tấm gương tiêu biểu đã chứng minh cho sự đồng hành cùng dân tộc của đồng bào công giáo Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng, những thành tựu của đất nước có được như ngày hôm nay có sự đóng góp đáng kể của đồng bào công giáo trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó góp phần nâng cao vị thế của người công giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Đồng hành cùng dân tộc, tiếp tục dấn thân thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động theo đường hướng “Kính Chúa yêu nước” của người công giáo Việt Nam và giữ trọn sự hiệp thông với Giáo hội là thành tích đáng ghi nhận của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trong những năm qua.

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh bao giờ “thanh” cao để sớm “tịnh” độ?

Giấy mời của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Quảng Bình

Tiếc thay linh mục Nguyễn Thanh Tịnh lại không nhìn thấy mà lại mượn những vết ố, cái nhìn thiển cận của lịch sử để khơi gợi, áp đặt theo quan điểm cá nhân nhằm xuyên tạc vai trò lịch sử, hạ uy tín của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Đáng buồn hơn, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh xúc phạm các chức sắc trong Giáo hội khi tuổi đời và “thâm niên” tu đạo vị linh mục này chỉ mới đáng bậc con cháu.

Chẳng biết đến bao giờ linh mục Nguyễn Thanh Tịnh có cái nhìn và tâm hồn “thanh” cao để nghiệp tu hành sớm “tịnh” độ?.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG