Sunday, May 19, 2024

Quảng Bình: Xây Nhà thờ – Dỡ nhà dân

Thời gian vừa qua, hoạt động cơi nới, lấn chiếm đất đai trái phép để xây dựng cơ sở thờ tự, công trình tôn giáo tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước đang diễn biến ngày một phức tạp. Ở Quảng Bình hoạt động này đã và đang diễn ra với quy mô mở rộng, mức độ, tính chất ngày càng manh động, phức tạp hơn.

quản xứ Ngày 6/6/2019, linh mục Nguyễn Lượng quản xứ “chuẩn giáo xứ” Đồng Tiến, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa đã chỉ đạo giáo dân đập phá trụ sở nhà văn hóa thôn chợ Cuồi, lấn chiếm đất của một số hộ dân khác xung quanh nhà thờ để dựng cột điện, phục vụ cho mục đích mở rộng nhà thờ họ.

Quảng Bình: Xây Nhà thờ - Dỡ nhà dân

Nhà văn hóa thôn chợ Cuồi bị đập phá 

Tại giáo xứ Phù Kinh, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, hoạt động cơi nới, lấn chiếm đất đai xây dựng nhà thờ diễn ra từ những năm 2015 khi linh mục Nguyễn Minh Sáng chỉ đạo giáo dân xây dựng nhà thờ cắt ngang đường giao thông liên thôn, cản trở giao thông, đi lại của các hộ dân. Mới đây, ngày 18/6/2019, linh mục Sáng tiếp tục chỉ đạo giáo dân xây dựng nhà vệ sinh trên phần đất làm kè chắn sạt lở ven sông mà không hề có sự cho phép của các cấp chính quyền với diện tích lấn chiếm khoảng 80m2.

Quảng Bình: Xây Nhà thờ - Dỡ nhà dân

Giáo xứ Phù Kinh lấn chiếm khoảng 80m2 đất làm kè chắn sạt lở của UBND xã Phù Hóa

Coi thường pháp luật, liên tục chỉ đạo giáo dân lấn chiếm đất đai trái phép để xây dựng, cơi nới, mở rộng cơ sở thờ tự tôn giáo khi chưa hề xin phép các cấp chính quyền nhưng các vị linh mục lại một mực rêu rao, tuyên truyền trên các trang mạng xã hội cho rằng chính quyền đàn áp tôn giáo, cản trở nhu cầu sinh hoạt của quần chúng giáo dân.

Quảng Bình: Xây Nhà thờ - Dỡ nhà dân

Linh mục Nguyễn Minh Sáng dùng những lời lẽ thiếu văn hóa trên mạng xã hội Facebook

Thiết nghĩ, việc đảm bảo chính sách tôn giáo thời gian qua luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo mọi điều kiện để đáp ứng các nhu cầu chính đáng, bảo vệ đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Song có một thực tế cần nhìn lại và suy ngẫm, đó là nhà thờ xây dựng quá bề thế, nguy nga, trong khi đời sống giáo dân còn chật vật, khó khăn. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đáp ứng nhu cầu về đức tin cho một bộ phận quần chúng. Việc xây dựng, mở rộng nhà thờ để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cho giáo dân là việc làm cần thiết. Nhưng cần phải tùy thuộc vào quy mô, số lượng giáo dân ở mỗi nơi để xây sao cho hợp lý, tránh lãng phí. Cần phải hạn chế tình trạng nhà thờ cứ liên tục mọc lên trên công sức, tiền bạc của người dân mà không mang lại giá trị, lãng phí trong khi người dân lại phải chật vật kiếm tiền, vay mượn để đóng góp xây dựng nhà thờ.

Có nhiều nhà thờ được xây dựng rất kì công, huy động công sức, tiền bạc của rất nhiều người nhưng sử dụng không thường xuyên, quá thừa thãi. Tại một số địa phương ngoài xây dựng nhà thờ xứ, còn hình thành các nhà thờ họ, được xây dựng với quy mô không kém, với kinh phí đóng góp tới hàng tỷ đồng. Có địa phương lên đến 5, 6 nhà thờ cả xứ lẫn họ. Tuy vậy, khoảng cách từ nhà thờ họ lên nhà thờ xứ có nơi chỉ cách nhau khoảng 500m và giáo dân ở một vài họ giáo chỉ trên dưới 50 người. Điều đó đã thể hiện sự lãng phí mồ hôi, công sức của giáo dân và không thực sự cần thiết.

Thực tế các nhà thờ mọc lên ngày càng đông đúc, được đầu tư xây dựng cái sau to đẹp hơn cái trước, trong khi đời sống nhân dân còn gặp muôn vàn khó khăn là điều đáng suy ngẫm. Bởi lẽ, khi chưa có tiền, một số hộ dân phải vay ngân hàng, với lãi suất cao để có tiền đóng góp xây dựng nhà thờ. Cuộc sống của giáo dân vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Đức tin không thể hiện ở số lượng nhà thờ, cũng không biểu hiện qua vẻ nguy nga, tráng lệ bên ngoài mà vốn dĩ ở trong tâm của mỗi người.

Xin hãy thành tâm suy ngẫm về việc này với tất cả tâm tư, tình cảm trân quý như với chúa Giêsu.

Bửu Nam

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG