Sunday, May 19, 2024

CHUYỆN VỀ VỤ 29 PHỐ NHÀ CHUNG VÀ SỰ NGU DỐT CỦA JB NGUYỄN HỮU VINH

Ngày 23/12, blog RFA tiếng Việt đăng tải bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh với tiêu đề “Vì sao nhà cầm quyền cướp tài sản Toà TGM Hà Nội vào thời điểm này”. Cố gắng đọc hết bài viết mà tôi vẫn không thể nào hiểu và tưởng tượng được sự ngu học của JB Nguyễn Hữu Vinh lại cao đến thế.

Mở đầu JB Nguyễn Hữu Vinh viết rằng: “Những ngày qua, giáo dân Hà Nội và khắp nơi chú ý thông tin về việc nhà cầm quyền Hà Nội đã bỏ ngoài tai đơn kiến nghị khẩn cấp và các văn bản của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, thậm chí, một đoàn linh mục hàng chục người đã trực tiếp đến Ban tiếp dân của Thành phố để khiếu nại việc Trường Tiểu học Tràng An bị phá phách xây dựng bất chấp ý kiến phản đối của chủ sở hữu là Tòa TGM Hà Nội”.

Tiếp đến, JB Nguyễn Hữu Vinh đã dùng những “dẫn chứng” để chứng minh chính sách “cướp đất” Công giáo “ném đá dấu tay” của chính quyền Hà Nội. Nào là , việc “chiếm cướp tài sản” của Giáo hội Công giáo đã xảy ra từ lâu, từ thời điểm Đảng CSVN cướp được chính quyền về tay mình; việc “chiếm cướp đất” Công giáo diễn ra khốc liệt, tàn bạo hoặc tinh vi thì tùy theo từng thời điểm, hoàn cảnh từng lúc…

Và rồi chẳng biết hắn lấy ở đâu ra cái số liệu mà chẳng được ai kiểm chứng rằng, “với ngón đòn bẩn thỉu” của chính quyền, đến nay đã có 150 cơ sở tôn giáo của TGP Hà Nội bị chính quyền cướp, chiếm để kinh doanh, buôn bán.

CHUYỆN VỀ VỤ 29 PHỐ NHÀ CHUNG VÀ SỰ NGU DỐT CỦA JB NGUYỄN HỮU VINH

Thật đúng là đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm. Khu đất 29 phố Nhà Chung, nơi trường tiểu học Tràng An tọa lạc là đất tôn giáo hay đất của Nhà nước đều đã rõ như ban ngày. Về mặt lịch sử, thửa đất tại số 29 và 31 phố Nhà Chung có bằng khoán điền thổ đứng tên chủ sở hữu là Hội truyền giáo ngoại quốc. Vào ngày 24/1/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương là người quản lý toàn bộ khu Nhà Chung, đã có đơn xin được bàn giao 95 ngôi nhà, trong đó có ngôi nhà số 29 và số 31 phố Nhà Chung cho Nhà nước thống nhất quản lý và được Nhà nước chấp nhận. Ngay sau đó, UBND Khu Hoàn Kiếm (sau này là Quận Hoàn Kiếm) đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý để xây dựng thành trường học mang tên Trường Phổ thông cơ sở Trần Quốc Toản. Đến năm 2014 để thống nhất địa chỉ liên lạc của Trường, UBND TP đã quyết định hợp nhất 2 số nhà 29 và 31 là thành một số duy nhất là số 29 phố Nhà Chung.

CHUYỆN VỀ VỤ 29 PHỐ NHÀ CHUNG VÀ SỰ NGU DỐT CỦA JB NGUYỄN HỮU VINH

Năm 2014, Trường Tiểu học Tràng An thuê lại số nhà số 29 phố Nhà Chung theo Quyết định cho thuê đất số 6241/QĐ- UBND, ngày 26/11/2014 của UBND TP.Hà Nội. Cho đến thời điểm đó, diện tích của khu đất thuộc số nhà 29 phố Nhà Chung vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, kể từ 1961, khu đất thuộc số nhà 29 phố Nhà Chung là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, chưa từng là cơ sở thờ tự của Tòa tổng giám mục Hà Nội. Nói cách khác, căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam (Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991 và Khoản 5, Điều 26 Luật Đất đai năm 2013) thì diện tích khu đất thuộc số nhà số 29, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là thuộc sở hữu của Nhà nước.

Là khu đất thuộc sở hữu của Nhà nước và Nhà nước đã cho trường tiểu học Tràng An thuê lại, do đó việc trường tiểu học Tràng An tiến hành các hoạt động sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường và được sự đồng ý của chính quyền thì đó là hoạt động hoàn toàn hợp pháp. Nói một cách khác, đất của tôi thì tôi xây dựng, có sao JB Nguyễn Hữu Vinh lại nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã bỏ ngoài tai đơn kiến nghị khẩn cấp và các văn bản của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và “bất chấp ý kiến phản đối của chủ sở hữu là Tòa TGM Hà Nội”? Thật nực cười.

Đất của tôi, quyền sở hữu của tôi, tôi sữa chữa, xây dựng là việc của nhà tôi, cớ sao phải xin ý kiến bố con thằng nào. Sao ở đời lại có kẻ ngu học như vậy nhỉ – JB Nguyễn Hữu Vinh?

Theo VNTB

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG