Sunday, April 28, 2024

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu rà soát lại về kì thi quốc gia trong toàn quốc

Sau cú sốc ở Hà Giang, kế đến là những xác thực có sai phạm ở Sơn La và những dấu hiệu bất ổn ở Lạng Sơn, Bộ GD-ĐT đã dủ cơ sở để tin là lỗ hổng trong thi cử đã hiển hiện. Ngày 20/7/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ban hành công văn số 3060/BGDĐT-QLCL về việc rà soát đánh giá công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 gửi tới Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu rà soát lại về kì thi quốc gia trong toàn quốc

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu rà soát lại về kì thi quốc gia trong toàn quốc

Công văn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Theo nội dung công văn, ngay sau khi công bố kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phân tích dữ liệu kết quả thi. Trên cơ sở phát hiện các dấu hiệu bất thường về kết quả thi ở một số địa phương và tiếp nhận thông tin phản ánh trong dư luận xã hội.

Bộ GD&ĐT đã chủ động chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chấm thẩm định bài thi theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện hành.

Nhằm đảm bảo công bằng, khách quan, kiên quyết nói không với tiêu cực, gian lận trong tổ chức thi và tuyển sinh, Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương chỉ đạo triển khai rà soát lại và gửi kết quả báo cáo thực hiện về Bộ GD&ĐT trước ngày 1/8/2018.

Như vậy, Bộ GD-ĐT cũng đã tỏ ra cầu thị trước dư luận xã hội. Tuy nhiên, sự chậm trễ của Bộ GD-ĐT đã khiến dư luận cho rằng đấy chỉ là biện pháp chữa cháy. Vì rằng:

Thứ nhất, Bộ đã biết trước việc “bất thường” của Hà Giang trong khâu chấm thi qua báo cáo của Ban chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang trước khi công bố kết quả thi và dư luận phát giác nhưng đã không có động thái nào cụ thể để kiểm tra, xử lý. Chỉ khi dư luận gây sức ép mới vào cuộc.

Thứ hai, theo quy trình của Bộ ban hành thì sau khi quét ảnh bài thi, gửi về Bộ thì Bộ mới gửi đáp án và cho phép tổ chức chấm. Như vậy, bài gốc của thí sinh chưa bị chỉnh sửa, làm sai lệch đều có trong tay Bộ GD-ĐT. Nếu muốn, Bộ GD-ĐT có thể kiểm tra, đối chiếu ngay trên hệ thống của mình, không cần xuống địa phương. Tại sao Bộ không làm trước mà lại yêu cầu các hộ đồng thi địa phương rà soát trước?

Để kéo dài và lan loang dư luận làm xấu thêm hình ảnh của Ngành và của Thầy, cô giáo, làm sụt giảm lòng tin. Hay nói cách khác, để kéo dài khủng hoảng truyền thông về thi cử là do sự chậm trễ của Bộ GD-ĐT mà trực tiếp là Bộ trưởng.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG