Saturday, November 23, 2024

Giới dân chủ đang lo sợ “Luật an ninh mạng”

Trong thời gian gần đây, một trong những dự luật được nhiều người quan tâm nhất đó chính là việc Quốc hội đang họp và bàn về dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì. Theo ý kiến của một số Đại biểu Quốc hội, khi dự luật này được Quốc hội thông qua sẽ tạo một hành lang pháp lý quan trọng để cơ quan chức năng có thể dựa vào đó đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này. Tầm quan trọng của nó hẳn là bạn đọc có thể hiểu được bởi vì trong bối cảnh hiện nay, an ninh mạng không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà của cả thế giới. Khái niệm “Biên giới” trong thời kỳ Cách mạng 4.0 không còn là giới hạn trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ nữa mà giờ đây nó gần như bị khỏa lấp trong khi đó an ninh mạng thì hoàn toàn không có “chủ quyền”. Sự tiến bộ và thành tựu của mạng Internet là không thể phủ nhận nhưng nó cũng đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức cần phải giải quyết, thậm chí nước ta đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ việc bị tấn công mạng như sự kiện diễn ra tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất năm 2016 và nhiều trang báo điện tử chính thống bị hacker tấn công. Do vậy, việc đưa ra dự thảo Luật An ninh mạng để thảo luận và thông qua trước Quốc hội là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, những đối tượng thuộc giới dân chủ thì không như vậy.

Giới dân chủ đang lo sợ “Luật an ninh mạng”

Một buổi hội thảo về dự luật An ninh mạng, ảnh: internet

Trên trang Blog Tễu của Nguyễn Xuân Diện ngày 30/5/2018 vừa qua đã đăng tải bài viết có tựa đề “Luật an ninh mạng Việt Nam – Có sự trá hình về tên gọi” nhằm mục đích xuyên tạc dự luật này. Cụ thể, tác giả của bài viết nêu trên là Trần Đình Thu có viết: “Đối tượng chế tài chính trong luật Việt Nam không phải là hacker mà là người dân nói chung. Và luật không đặt trọng tâm vào bảo vệ mạng máy tính mà đặt trọng tâm vào việc ngăn chặn các nội dung trên mạng xã hội. Hay nói cách khác, luật các nước bảo vệ góc độ kỹ thuật của mạng máy tính như xâm nhập phá hoại, đánh cắp dữ liệu… còn luật Việt Nam thì chế tài vấn đề nội dung lan truyền trên mạng”. Điều này là không thể chấp nhận được. Bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam được ban bố là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và đồng thời là ràng buộc về mặt pháp lý đối với họ. Việc dẫn chiếu pháp luật Mỹ hay các nước phương Tây của Trần Đình Thu để bao biện cho mục đích chính của mình là đòi hỏi xóa bỏ chế tài xử lý đối với những kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ để vi phạm pháp luật là tuyệt đối không thể chấp nhận được.

Như vậy, mọi luận điểm cho rằng: “Về mặt nội dung, nếu thực hiện theo luật này, có thể có một số nội dung mang tính tích cực; như ngăn chặn xúc phạm danh dự cá nhân, lừa đảo… nhưng đồng thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền tự do ngôn luận của người dân. Bởi vì luật đã đưa vào đây nhiều khái niệm của Bộ luật hình sự có khả năng chụp mũ những phát ngôn của người dân như Điều 15 luật này quy định” là không thể chấp nhận được. Bởi lẽ, giữa hai văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề như Bộ luật Hình sự và Luật An ninh mạng cần thiết phải có sự đồng bộ không được chồng chéo. Mặt khác, việc xây dựng một dự luật nào đó phải phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam chứ không phải là copy y nguyên luật của một nước nào đó. Tác giả cho rằng, những lập luận trên của Trần Đình Thu chỉ mang tính hình thức nửa vời, không thể che đi mục đích của mình là đòi xóa bỏ những dự luật có liên quan đến việc quy định các chế tài về mặt pháp lý đối với những đối tượng “dân chủ” trên mạng trong bối cảnh hiện nay.

Tóm lại, đây cũng chỉ là trò hề của đám dân chủ mà thôi. Trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận về dự luật này, không nên có một ý kiến thiếu xây dựng như vậy hòng lèo lái dư luận.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG