Nhân dịp ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam lần thứ tư trên cương vị lãnh đạo Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 13/12/2023, mới đây trên trang facebook Việt Tân đã đăng hình ảnh kèm theo dòng trạng thái hết sức phản động: “phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam, không tiếp rước Tập”, đây thật sự là một trò hề lố lăng của bọn bán nước cầu vinh Việt Tân.
Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng có chung đường biên giới, “núi liền núi, sông liền sông”, là nước bạn bè truyền thống xã hội chủ nghĩa và có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cần Bình đã 4 lần đến thăm Việt Nam và đều có kết quả tốt đẹp.
Chuyến thăm đầu tiên vào tháng 12/2011, ông Tập Cận Bình, khi đó đang là Phó Chủ tịch nước, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chuyến đi diễn ra chỉ hai tháng sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết tám văn kiện hợp tác quan trọng trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước.
Tháng 11/2015, nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc. Chuyến thăm kết thúc với Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc gồm 11 điểm và 9 văn kiện được ký kết, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, các bộ, ngành và địa phương hai nước.
Tròn hai năm sau, vào tháng 11/2017, ông Tập Cận Bình đã trở lại Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước, kết hợp dự Hội nghị các lãnh đạo kinh tế APEC. Chuyến đi kéo dài từ ngày 10 đến 13/11/2017, là chuyến đi Việt Nam dài ngày nhất của ông Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo Trung Quốc. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết 12 văn kiện và trao 7 văn kiện hợp tác giữa hai nước. Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc sau chuyến thăm khẳng định chuyến đi của ông Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, “mang ý nghĩa dấu mốc quan trọng”, góp phần quan trọng trong việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Chuyến thăm lần thứ tư của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng và sẽ mở ra nhiều cơ hội cho thương mại đầu tư Việt Nam trong thời gian tới, được giới chuyên gia Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác đánh giá là “chuyến thăm có thể mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho quan hệ hai nước trong thời gian tới…”. Đây chính là sự kế tiếp và phát huy truyền thống tốt đẹp của hai nước lên tầm cao mới, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt – Trung trên cơ sở phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Mỗi chúng ta luôn tin tưởng rằng giữa Việt Nam – Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, cũng như kết quả to lớn đạt được qua 15 năm trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục thúc đẩy, tăng cường gắn kết tình láng giềng hữu nghị, thân tình cùng góp phần củng cố hoà bình, thịnh vượng và phát triển khu vực Châu Á cũng như đối với nhân loại. Vì vậy, Việt Tân không có lý do gì để phản đối ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam? Với lời lẽ “góc cạnh” của Việt Tân đưa ra trên trang Facebook của mình sẽ là sự tiếp tay, nối giáo cho giặc chống phá Đảng, Nhà nước ta, cổ xuý, a dua cho những luận điệu sai trái, làm nhiễu thông tin, gây mất lòng tin, hoang mang trong nhân dân về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Với các luận điệu của bọn Việt Tân nói riêng và những thông tin na ná như vậy trên không gian mạng, mỗi chúng ta, đặc biệt là cán bộ, đảng viên cần cảnh giác cao khi lướt qua các trang mạng để tìm kiếm thông tin mới, không chỉ bản thân cần có trách nhiệm cao mà còn phải tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho gia đình, bạn bè, đặc biệt là phải chọn lọc thông tin khi đưa vào bài giảng, định hướng nghiên cứu cho người học. Kiên quyết đấu tranh với các luận điều sai trái thù địch, nói và làm theo đúng đường lối của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước. Đó chính là góp phần bảo vệ cái đúng, đấu tranh không khoan nhượng với cái sai trái, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước nói chung và quan hệ Việt – Trung nói riêng, không để mắc mưu âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, đang ra sức chống phá nước ta như luận điệu của bọn Việt Tân.
THY NHUNG – DOÃN KHANG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: