Gần đây, trên trang feabook Việt Tân tổ chức khủng bố chuyên chống phá nhà nước Việt Nam. Nhân sự kiện trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chuyển thành Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh chúng rêu rao lên rằng đó là sự rảnh rỗi, vô nghĩa chẳng có gì khác biệt khi đổi tên trường, vấn đề tưởng như đơn giản, lại tác động đến niềm tin của người đọc với ngành giáo dục nhất là thời điểm hiện nay. Chúng ta hãy tìm câu trả lời cho vấn đề này?
Vi diệu là một từ không được sử dụng phổ thông, nó vốn chỉ dùng để chỉ những điều thâm sâu, nhiệm màu trong đạo, nhưng hết sức (vi) nhỏ bé, tế (tinh tế) khó thấy. Tức rất nhỏ, sâu sắc, hồn cốt hay bản chất của vấn đề, phải suy nghĩ và tìm hiểu tường tận mới nhận ra. Khác biệt là một cá thể hay sự vật hiện tượng, có đặc tính khác nhau, nét riêng để có thể phân biệt, nhận biết các cá thể hay sự vật hiện tượng nào đó trong tập hợp chung, trái nghĩa với tương đồng.
Theo “Điều 4. Luật giáo dục đại học sửa đổi và bổ xung năm 2018 quy định:
Một là đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Hai là trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này. Ba là đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Bốn là đơn vị thành viên là trường đại học, viện nghiên cứu có tư cách pháp nhân, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, cho phép thành lập theo quy định của pháp luật. Vậy các đại học lớn trên thế giới tổ chức như thế nào?
Đại học Harvard là viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Đại học Harvard là ngôi trường “Lâu đời, giàu có, nổi tiếng nhất của nước Mỹ”, viện đại học lớn nhất và tốt nhất hàng đầu thế giới. Nhiều sinh viên Việt Nam đã và đang học tại ngôi trường này. Gồm 11 đơn vị học thuật và 10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu Cao cấp; Trường Kinh doanh; Trường Y khoa; Trường Nha khoa; Trường Y tế Công.
Theo PGS. TS. Trần Thị Minh Tuyết – Học viện Báo chí và Tuyên truyền Giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các trường đại học ở Việt Nam thường được tổ chức theo hệ thống đại học chuyên ngành. Bắt đầu mở đa ngành, nhưng về cơ bản, đây vẫn là đại học chuyên ngành. Chương trình giáo dục vẫn “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành và vận dụng kiến thức. Để đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam phải chuyển từ dạy tri thức sang dạy cách học, dạy cách tư duy. Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, bắt đầu từ những trường lớn, trọng điểm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục đại học. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học và tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về đào tạo đại học. Đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi số” trong giáo dục đại học.
Theo báo Tuổi trẻ.online ngày 04/10/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định; chuyển Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế TP. HCM. Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức trở thành 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Cụ thể: đại học Quốc gia Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh; 3 đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng); đại học Bách khoa và đại học Kinh tế Tp HCM. Đây là mô hình tiêu biểu của các đại học hàng đầu thế giới, gồm 3 cấp độ quản trị: cấp Đại học (University), cấp Trường thành viên (College), Phân hiệu (Branch) và cấp Khoa/Viện (School/Institute). Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 trường thành viên và 1 phân hiệu gồm Trường Kinh doanh UEH, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH, Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.
Để trở thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực là mong muốn chính đáng, các trường được tự chủ hơn, hội nhập quốc tế hơn. Điều đó không phải để giải quyết khâu oai, hay câu chữ như tổ chức khủng bố Việt Tân nói. Công kích vào giáo dục là âm mưu của tổ chức khủng bố Việt Tân, làm giảm niềm tin của nhân dân? Muốn hiểu rõ và tường tận phải có sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Chỉ biết mỉa mai châm biếm, lợi dụng sự cả tin của một số người, để câu like (thích), đã thể hiện tầm nhìn kém cỏi và thiếu hiểu biết.
Trong những năm qua giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện. Mục tiêu tổng quát là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
ĐỖ TÀI. KCT
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: