Saturday, November 23, 2024

Bản chất “thích xuyên tạc” của Việt Tân không hề thay đổi

Trên trang mạng Việt Tân vừa qua đã đăng tải dòng típ “KHU RỪNG TỰ NHIÊN HƠN 600 HECTA SẮP BỊ LÀM HỒ THỦY LỢI” để nói sai sự thật về sự việc xây dựng hồ chứa nước Ka Pét nhằm nói xấu và bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, với những chiêu trò đánh tráo khái niệm và lèo lái dư luận quen thuộc của tổ chức Việt Tân chúng lại một lần nữa xuyên tạc làm sai lệch vụ việc để phục vụ mục đích phản động của chúng.

Bản chất

Thời gian qua tổ chức Việt Tân đã đăng tải những dòng tin nói sai sự thật về việc xây dựng hồ chứa nước Ka Pét chúng trắng trợn bôi nhọ rằng là: “Tại sao xây hồ thủy lợi lại cần một diện tích đất lớn đến như vậy? Tại sao không chọn một khu vực địa lý khác có tầm chiến lược sinh thái ít quan trọng hơn mà cứ nhất quyết phá rừng tự nhiên?” hay “Liệu việc phá toàn bộ khu rừng tự nhiên này có thật sự chỉ để làm hồ thủy lợi hay để phục vụ cho một mục đích chính trị hay mục tiêu kinh tế tư lợi nào khác?” bằng những luận điệu vô căn cứ đó tổ chức Việt Tân lại một lần nữa xuyên tạc làm sai sự thật để nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước chúng ta. Để không bị lôi kéo, kích động bản thân chúng ta cần phải nhận thức rõ về vấn đề này như sau:

Đầu tiên chúng ta cần phải nắm được tại sao lại có chủ trương xây hồ tại xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Theo tỉnh Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam nằm trong vùng nhiều nắng, gió. Đây là khu vực khô hạn nhất nước, thời tiết diễn biến phức tạp. Mùa mưa thì hay ngập lụt, còn mùa khô dòng chảy rất nhỏ. Các công trình thủy lợi ở khu vực hiện mới đáp ứng tưới khoảng 26% đất trồng cây hằng năm. Nếu chỉ tính riêng sản xuất nông nghiệp, khu vực này đang thiếu khoảng 100 triệu m3 nước tưới mỗi năm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô, việc xây dựng hồ Ka Pét nhằm điều tiết nước trong năm, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương là rất cấp thiết. Cùng với đó nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ “sốt ruột” khi hơn 4 năm được Quốc hội phê duyệt chủ trương nhưng hồ Ka Pét chưa được đầu tư vì người dân vùng hạn Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) mong mỏi suốt 20 năm qua chưa thành hiện thực dẫn đến tình trạng người dân đào giếng giữa lòng sông tìm nước trên lòng sông Dinh, con sông lớn nhất tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam đã trơ cạn đáy sau mấy tháng không mưa để thấy rằng việc xây dựng hồ chứa mang tính cấp thiết cao.

Thứ hai chúng ta phải hiểu hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 93/2019/QH ngày 26/11/2019 có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II với dung lượng khoảng 2,63 triệu m3/năm, tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. Quy mô dự án gồm hồ điều tiết tổng dung tích hơn 51 triệu m3, cùng hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Ngoài ra hồ chứa nước còn giúp tỉnh Bình Thuận phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận. Khi hồ làm xong sẽ giúp tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Bình Thuận với một nhiệm vụ lớn như vậy đòi hỏi quy mô hồ phải lớn mới đáp ứng được chứ không thể nào ngô nghê như câu hỏi tại sao xây hồ thủy lợi lại cần một diện tích đất lớn như tổ chức Việt Tân vẫn rêu rao.

Thứ ba chúng ta phải nắm được lý do tại sao không chọn một khu vực địa lý khác có tầm chiến lược sinh thái ít quan trọng hơn mà cứ nhất quyết phá rừng tự nhiên. Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta phải nắm được rằng muốn làm hồ thủy điện thì phải chọn được nơi có thế núi, thế sông phù hợp cho việc ngăn dòng nước tạo hồ mà tốn ít chi phí nhưng hiệu quả phải cao nhất, qua khảo sát các kỹ sư đã lựa chọn được vị trí hợp lý nhất nằm trên sông Ba Bích (còn gọi là sông Ta Da) thuộc hai xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Với vùng lòng hồ là các thung lũng chi nhánh hai sông Ka Pét và Ba Bích, sự chuyển hướng của các dãy núi hai bờ sông chính và sông nhánh đã hình thành thung lũng tự nhiên rộng, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa với dung tích khoảng 51 triệu m3 kết hợp đập chính với số tiền đầu tư và diện tích rừng cần phải sử dụng ít nhất, cùng với kênh chuyển nước và cụm điều tiết theo thiết kế hồ chứa nước Ka Pét sẽ là công trình quy hoạch liên hoàn, có tính chất bổ trợ nguồn nước cho các công trình thủy lợi khác như: hồ Sông Móng, đập dâng Ba Bàu,… để phát huy hết diện tích đất canh tác. Do đó dự án này là một trong những công trình ưu tiên đầu tư theo chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 của Chính phủ. Dự án còn nằm trong quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra về lâu dài, hồ Ka Pét còn là nơi trung chuyển nước từ sông La Ngà về, bổ sung cho phía nam tỉnh Bình Thuận, do có vai trò rất quan trọng nên dự án này đã được đưa ra Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng về vị trí xây dựng trước khi quyết định xây dựng.

Thứ tư chúng ta cần trả lời thêm câu hỏi liệu việc phá toàn bộ khu rừng tự nhiên này có thật sự chỉ để làm hồ thủy lợi hay để phục vụ cho một mục đích chính trị hay mục tiêu kinh tế tư lợi nào khác như giọng điệu trang mạng Việt Tân rêu rao? Do đây là công trình có liên quan đến hệ sinh thái rừng nên công trình này đã được Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng mới ra quyết định chủ trương đầu tư ngày 26/11/2019 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã dự kiến tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 697,73ha; trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72ha (đất có rừng là 619,58ha, gồm: rừng đặc dụng là 137,95ha; rừng phòng hộ là 0,51ha; rừng sản xuất là 440,4ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha và đất không có rừng 60,14ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha. Đến tháng 5-2023, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, qua nghiên cứu trình tờ của Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này Quốc hội đã quyết định điều chỉnh diện tích sử dụng đất của dự án qua Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023. lên gần 698ha (tăng gần 4,5ha so với phê duyệt ban đầu). Trong đó, đất có rừng khoảng 620ha (giảm 60,83ha), đất rừng sản xuất là 440,4ha. Đồng thời, đất không có rừng tăng thêm 60,14ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha (tăng 5,13ha).

Qua đó để thấy rằng Quốc hội đã bàn rất kỹ, cân nhắc lợi ích giữa việc “hy sinh” rừng và công trình chống hạn cho người dân để đề ra phương án phù hợp nhất. Song song với đó để giải quyết các vướng mắc chiều 5/9, ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) xác nhận Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn công tác vào Bình Thuận để kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng hơn 600ha đất rừng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét đồng thời dự kiến chiều ngày 7/9/2023 Tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức họp báo để thông tin đầy đủ về dự án. Việc tác động tiêu cực do chuyển đổi mục đích đất tại dự án là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tác động tích cực từ sự phát triển của dự án là hoàn toàn vượt trội hơn như: khắc phục hạn hán, thiếu nước trong mùa khô, điều tiết nguồn nước sông Ka Pét nhằm tưới ổn định cho nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt hoặc công nghiệp. Đồng thời với diện tích rừng bị mất khi nhường lại cho dự án, căn cứ vào Điều 21 Luật Lâm nghiệp và theo thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ban hành ngày 30/12/2022 và có hiệu lực từ ngày 15/2/2023 Tỉnh Bình Thuận đã có chủ trương trồng khôi phục và trồng bù vị trí trồng bù lại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (huyện Hàm Thuận Nam) ưu tiên trồng các cây bản địa để tránh xáo trộn hệ sinh thái. Tổng diện tích rừng trồng phải gấp 3 lần diện tích rừng của dự án, phạm vi trồng thay thế có thể mở rộng vùng đất hoang hóa, đất sản xuất lâm nghiệp để bù lại đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, tỉnh sẽ bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn để duy trì ổn định nguồn nước đã cho chúng ta thấy cả bộ máy chính quyền đang rất nỗ lực để khắc phục những tác động tiêu cực khi xây dựng hồ.

Từ những căn cứ đó cho chúng ta thấy rằng quyết định xây dựng mang tính chất vì lợi ích toàn dân chứ không phải phục vụ cho ai như tổ chức Việt Tân vẫn rêu rao.

Qua vụ việc trên cho chúng ta thấy chúng ta thấy rằng tổ chức Việt Tân có rất nhiều những chiêu trò để nhằm lôi kéo, kích động, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín Đảng và Nhà nước Việt Nam qua những lời lẽ bẻ sai sự thật thiếu hiểu biết, điên cuồng về hành vi, thậm chí còn lộng ngôn trên mạng xã hội hòng vu khống đổ lỗi cho tổ chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước do đó mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác trước những dòng tin như thế này từ đó cần tích cực học hỏi nắm chắc về bản chất và diễn biến của sự việc để không mắc vào những chiêu trò lôi kéo kích động của các lực lượng phản động.

NHẬT. HÒA

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG