Friday, November 22, 2024

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Các thế lực thù địch, phản động thường sử dụng những chiêu bài như đăng tải, công bố các thông tin phiến diện, lệch lạc, thù địch, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Luận điệu sai trái, thù địch, điển hình gần đây nhất là Ngày 09/3/2023, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Sách trắng tôn giáo: Việt Nam nói có tự do tôn giáo trong khi nhiều nhóm tôn giáo độc lập bị đàn áp”; ngày 10/3/2023, trên trang blog VOA Tiếng Việt tán phát bài “Việt Nam áp dụng mô hình đàn áp tôn giáo theo kiểu Trung Quốc”, nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo và việc ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”; vu cáo chính quyền “thu hẹp” các hoạt động tôn giáo; đồng thời, cổ xúy cho các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và kêu gọi chính quyền công nhận các tổ chức này…

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Cần phải khẳng định rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong luật pháp ở Việt Nam được xây dựng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin – một học thuyết khoa học, đúng đắn về tự do tôn giáo khi đặt nó trong quyền con người (nhân quyền). Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tự do tín ngưỡng là một quyền lợi căn bản của nhân dân ta”(1).

Hiện nay:

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế

Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật liên quan đến tự do tôn giáo tương đối hoàn chỉnh, từ Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Với sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam cơ bản đã xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp về tôn giáo làm công cụ pháp lý cho việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia trên thế giới ban hành luật riêng về tự do tôn giáo (hơn 20 quốc gia ban hành luật riêng về tôn giáo). Việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách và luật pháp về tôn giáo được quan tâm coi trọng, quyền tự do tôn giáo của mọi người được bảo đảm trong thực tế theo quy định của pháp luật.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được thực hiện trong thực tiễn, được pháp luật bảo hộ và được chính quyền tạo điều kiện.

Các tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân ngày càng nhiều và tiếp tục gia tăng. Trước năm 1990, Nhà nước mới công nhận ba tổ chức, gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc, năm 1958), Hội đồng Giám mục Việt Nam (năm 1980), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (năm 1981). Từ năm 1990 đến năm 2004 (trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo) 6 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Islam giáo (Hồi giáo), 12 tổ chức tôn giáo được công nhận; từ năm 2004 đến năm 2017 (thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo) có 15 tôn giáo, 37 tổ chức tôn giáo được công nhận; từ năm 2018 đến năm 2021 (thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo): 1 tổ chức tôn giáo được công nhận, 3 tổ chức tôn giáo được cấp đăng ký hoạt động. Đến năm 2021, cả nước có 16 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hay đăng ký hoạt động. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn tổ chức tôn giáo trực thuộc, 3.803 điểm, nhóm đã được cấp giấy đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Để công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc có hiệu quả, góp phần làm cho xã hội và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn luật pháp về tự do tôn giáo và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, chúng ta cần chú trọng đến các giải pháp sau:

1- Tăng cường công tác tuyền truyền, phổ biến về luật pháp về tự do tôn giáo và tình hình tự do tôn giáo ở nước ta cho toàn dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn.

2- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho phù hợp với tình hình thực tế nước ta và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3- Quán triệt nâng cao nhận thức cho hệ thống chính trị về quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; nghiêm túc chấp hành chính sách, pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

4- Đa dạng hóa công tác truyền thông, kịp thời và nâng cao chất lượng của công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trên phương diện tín ngưỡng, tôn giáo. Đi đôi với đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, thù địch cần phải tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận của Đảng về tôn giáo ngày càng sâu sắc hơn, đáp ứng với yêu cầu của cách mạng trong tình hình mới./.

HỒNG. QUÂN

————-

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 9, tr. 285

Bài viết sai trái trên VOA – Link:https://www.voatiengviet.com/a/6999084.html

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG