Wednesday, December 11, 2024

Đừng ảo tưởng – Xã hội dân sự

Kể cũng lạ.

Ai cũng biết, sau 250 năm phát triển, hiện tại nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới, phát triển nhất thế giới, đang là siêu cường số 1 – điều chân lý này thì không phải bàn cãi.

Đừng ảo tưởng - Xã hội dân sự

Nhưng ở châu Á, có một quốc gia gắn bó mật thiết nhất trong lịch sử với nước Mỹ là Philippines, lịch sử tồn tại dường như gắn bó máu thịt với nước Mỹ – được coi như là 1 tiểu bang của Mỹ vậy lại không được như mong đợi.

Nước Mỹ lập quốc ngày 14-7-1776 đến nay là khoảng 250 năm, thì hơn 100 năm nước Philippines là quốc gia dưới sự bảo hộ trực tiếp, là thuộc địa của Mỹ và cũng là đồng minh của Mỹ.

Năm 1898, người Philippines làm cuộc cách mạng lật đổ ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, chính phủ cách mạng tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập của Philippine và cho ra đời bản hiến pháp Malolos.

Nhưng ngay sau đó, Mỹ đã đổ bộ vào Philippines với cuộc chiến tranh Philippines – Hoa Kỳ bùng nổ chớp nhoáng trong tháng 2 năm 1899. Và từ đó cho đến tận ngày nay là thời kỳ Mỹ cai trị Philippines và 2 nước trở thành đồng minh thân thiết.

Đừng ảo tưởng - Xã hội dân sự

Toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống quốc hội lưỡng viện,.. của Philippines đều được học tập từ Mỹ và giống hệt Mỹ. Người dân Philippines thì hầu hết nói được tiếng Anh.

Thậm chí Philippine được ví như tiểu bang thứ 51 của nước Mỹ, và nhiều người dân Philippines cũng muốn điều đó thành sự thật.

Đáng nhẽ một quốc gia gần Mỹ nhất, thân Mỹ nhất, được bảo trợ trực tiếp như Mỹ như vậy trong cả hơn 100 năm thì “theo tư duy của những ai đó” sẽ phải bước lên ngôi vị cường quốc số 1 châu Á, không thì cũng phải số 1 của Đông Nam Á chứ?

Thế nhưng không hiểu sao thực tế lại không phải như vậy!

Họ được bình yên tự do phát triển trong cả trăm năm nhưng hiện giờ nền kinh tế Philippines đã tụt thua cả Việt Nam.

Quy mô nền kinh tế VN năm nay sẽ thành nền kinh tế lớn thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonesia (thứ 1) và Thái Lan (thứ 2), vượt qua Malaysia (thứ 4) và Singapore (thứ 5), còn xếp thứ 6 là Philippines. (Việt Nam từ một nền kinh tế xếp chót bảng – kiệt quệ do chiến tranh và cấm vận, dân còn phải ăn bo bo – chỉ trong vòng 27 năm phát triển đã vươn lên thành nền kinh tế thứ 3 Đông Nam Á, dự vài năm nữa là vượt Thái Lan để lên thứ 2).

Chính trị Philippine thì bất ổn. Miền nam Philippines thì liên tục có xung đột mâu thuẫn sắc tộc đòi sự ly khai khỏi đất nước.

Không những vậy, toàn bộ nền kinh tế Philippines rất mất cân đối, sự phát triển chỉ tập trung vào mỗi vùng thủ đô Manila, còn các khu vực khác trên toàn quốc như những vùng đất bị lãng quên. Chênh lệch phân biệt giàu nghèo quá lớn.

Ngay trong khu thủ đô Manila cũng đồng thời tồn tại 2 thế giới khác hẳn nhau: hoa cho người giàu, và lệ cho người nghèo.

Những khu ổ chuột dày đặc trong vùng thủ đô, tại đó thức ăn phổ biến nhất cho họ là những thức ăn lượm được trong thùng rác.

Kinh tế Philippines thì chủ yếu nắm trong tay người Hoa (17 tỷ phú hàng đầu Philippines có 14 người gốc Hoa, 2 tỷ phú gốc Âu và chỉ có 1 tỷ phú là người Philippines bản địa).

Tệ nạn xã hội ở Philippines đặc biệt nhiều, các nhà tù không còn nơi giam giữ, ma túy thì tràn lan đến độ năm 2020 tổng thống Duterte phải ra lệnh bắn chết nghi phạm ma túy mà không cần xét xử. Ông còn đưa ra danh sách 46 quan chức cấp cao, thị trưởng, nghị sĩ quốc hội dính dáng tới các đường dây ma túy.

Tham nhũng cũng là vấn nạn quá tràn lan tại đất nước này. Đến độ cũng tổng thống Duterte năm 2019 quá bức xúc nên tuyên bố cho phép người dân bắn quan chức tham nhũng, nhận hối lộ và cam kết sẽ không truy tố.

Tỉ lệ thất học rất nhiều, những trẻ em nghèo thường không có điều kiện đến lớp (1/3 dân số ở tuổi đi học không đến trường. 1/5 trong số 11,6 triệu người không cắp sách đến trường cho biết, họ không thể theo học do học phí cao).

Người vô gia cư quá nhiều, người ăn xin thì đầy đường. Môi trường thì ô nhiễm, những dòng sông chảy trong thủ đô đều là dòng sông đen, bốc mùi.

Mùi hôi thối nồng nặc trên các đường phố do những người vô gia cư biến đường phố thành nhà vệ sinh công cộng.

Như lời của tác giả clip dưới đây: “thủ đô Manila tràn ngập đói nghèo, đói nghèo ở khắp mọi nơi tạo nên bầu không khí rất là u ám, chán chường và bế tắc”.

Và tác giả kết luận: “sau khi đi thăm hết thủ đô của 11 nước Đông Nam Á, thì mình phải trao vương miện… thủ đô bẩn nhất Đông Nam Á cho Manila”.

Đúng là quốc gia đã trăm năm “kết hôn” cùng nước Mỹ mà không được như mơ.

Như thế dù có là bạn thân của Mỹ, được sự đô hộ trực tiếp của Mỹ thì cũng đừng ảo tưởng nằm không ăn sẵn, ngồi mát ăn bát vàng. Chân lý ở đâu thì cũng là có làm thì mới có ăn thôi. Còn không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn lời anh Huấn hoa hồng (tác giả đăng bài thì thêm là chỉ có en ứt chim).

Nguồn: Fb Tran Anh
Chép về từ Fb Phạm Tuấn Hữu

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG