Từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ đến nay, các kênh truyền thông của giới dân chửi đã liên tục tuyên truyền rằng Nga sẽ nhanh chóng thua trong cuộc chiến. Mục đích của lối tuyên truyền này rất đơn giản: họ muốn thuyết phục công chúng rằng NATO, do Mỹ dẫn đầu, vẫn còn đủ sức để duy trì trật tự thế giới như hiện tại. Từ đó, họ sẽ tiếp tục kêu gọi Việt Nam phá bỏ chính sách ngoại giao đa phương để “về phe NATO”, chống Nga và Trung Quốc, để rồi dần lệ thuộc vào NATO. Họ, một lực lượng đánh thuê cho NATO, sẽ lợi dụng bối cảnh đó để gia tăng quyền lực.
Lúc này, 5 tháng sau khi cuộc chiến bùng nổ, các kênh truyền thông của giới dân chửi vẫn ra rả tuyên truyền rằng Nga sắp thua. Tuy nhiên, những lý lẽ mà họ sử dụng đang ngày càng mất đi sức nặng. Thay vì dẫn ra các số liệu và sự kiện lớn, hoặc các phân tích đầy đủ, họ chỉ liên tục đăng các clip quay cảnh quân Ukraine bắn trúng quân Nga. Tất nhiên, những clip có cảnh quân Nga bắn trúng quân Ukraine sẽ không bao giờ được họ nhắc đến. Bằng cách này, bản tin thời sự của họ dần trở thành một bộ phim tuyên truyền mị dân, hoặc một bộ phim hành động. Nó thiếu chất lượng và độ khách quan để có thể được xem là tin tức.
Vì sao lại như vậy? Vì thực tế đang diễn ra theo hướng ngược lại những gì mà họ tiên đoán. Các đòn trừng phạt của phương Tây đang làm đuối sức cả phương Tây lẫn Nga, nhưng lại không thể dứt điểm Nga. Và chúng đã đẩy cả hai bên vào một cuộc chiến kéo dài, với mất mát lớn nhất thuộc về người dân Ukraine, thay vì biến NATO thành anh hùng như lúc đầu họ tưởng tượng.
Hôm 27/03, BBC tiếng Việt đăng một bài viết về tình hình quốc tế, trong đó có đoạn:
“Trước khi Putin động binh, Mỹ ước tính, Moscow giỏi lắm chỉ chịu đựng được cấm vận trong vòng hai tháng là cùng.
Nhưng nhờ sự tiếp tay của Bắc Kinh, Nga vượt qua được ngưỡng dự báo ấy.”
“Ngay sau ngày Nga xâm lược Ukraine, Bắc Kinh đã “tháo khoán” việc nhập lúa mì từ Nga sang Trung Quốc (Trước đấy, lấy lý do chất lượng kém, Trung Quốc chặn việc nhập khẩu này). Còn giờ đây, ngoài lúa mì, Trung Quốc lại là nước chủ yếu mua dầu của Nga (với khối lượng cực lớn).
Nhờ hai nguồn tài chính khổng lồ nói trên, Nga không chỉ vẫn còn tiền của để bám trụ chiến tranh, mà còn đe dọa mở rộng quy mô các cuộc tấn công trong thời gian tới. Mỹ, ngược lại, sau khi đã chi 54 tỷ USD cho cuộc chiến ở Ukraine, nay đứng trước nguy cơ rạn nứt quan hệ với NATO và một số nước phương Tây, nên dường như có dấu hiệu “oải”, muốn đi vào chấm dứt chiến sự.
Vì vậy, việc Bắc Kinh “toa rập” với Moscow để kéo dài cuộc chiến sẽ không giúp gì cho Tổng thống Biden và đảng của ông khắc phục khó khăn kinh tế, giảm lạm phát trong nước và giành phần thắng cho Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.”
Đáng lưu ý, ngay cả khi không bán dầu cho Trung Quốc, Nga vẫn có thể bán dầu cho Ấn Độ. Lượng dầu Nga bán sang Ấn Độ đã tăng gấp nhiều lần chỉ trong 3 tháng sau chiến tranh. Từ Ấn Độ, số dầu này lại được bán sang các nước phương Tây. Theo cách này, nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây tổn hại cho họ nhiều hơn là cho Nga, từ đó trở nên phản tác dụng.
Như vậy, truyền thông của giới dân chửi đang bóp méo sự thật về tình hình chiến sự tại Ukraine, nhằm mục đích “biến Việt Nam thành Ukraine”. Rõ ràng mục đích này của họ chỉ phục vụ hận thù và tham vọng quyền lực cá nhân, chứ rất ít liên quan đến dân chủ, nhân quyền hay lòng yêu nước.
Võ Khánh Linh
Nguồn: Võ Khánh Linh Blog
Nguồn: