Saturday, November 23, 2024

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” ở nước ta như thế nào?

Lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” là một trong những phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang tiến hành với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu” đối với cách mạng Việt Nam.

Thuật ngữ  “xã hội dân sự” có nguồn gốc từ phương Tây. Theo quan điểm của Mác, xã hội dân sự chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa, từ khi giai cấp tư bản nắm quyền thống trị. Mác cho rằng, xã hội dân sự là một phương tiện khác để tăng thêm lợi ích của giai cấp thống trị trong chủ nghĩa tư bản, bản chất của xã hội dân sự vẫn là chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó, Mác cũng nhận thấy ở xã hội dân sự vấn đề cốt lõi chính là việc huy động sự tham gia của quần chúng nhân dân, các hội, đoàn thể quần chúng đối với tiến trình lịch sử xã hội.

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” ở nước ta như thế nào?

30 đối tượng trong vụ gây rối trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào ngày 10-6-2018 bị điều tra, truy tố và đưa ra xét xử công khai tại Tòa án nhân dân TP Phan Thiết (Bình Thuận), ngày 31-10-2018.

Như vậy, có thể khái quát về xã hội dân sự như sau: Xã hội dân sự là tập hợp các mối quan hệ (và thiết chế tương ứng đi kèm) giữa các cá nhân trong khuôn khổ của một quốc gia-dân tộc, được xác định với những đặc tính cơ bản: Tính tự nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản. Xã hội dân sự được xem là lĩnh vực nằm cạnh và độc lập với thị trường và nhà nước.

Từ các đặc điểm bản chất của khái niệm xã hội dân sự trên cho thấy, xã hội dân sự là một “thực thể” có tính hai mặt (tích cực và tiêu cực). Bên cạnh những giá trị tích cực nhân văn, đạo đức có thể mang lại để góp phần phát triển xã hội nếu xã hội dân sự được quản lý và phát huy tốt các chức năng của nó, ở góc độ tiêu cực thì xã hội dân sự là một “thực thể” được tạo bởi các mối quan hệ tự nguyện, tự quản, phi lợi nhuận…nên tính tổ chức khá lỏng lẻo, dễ tổn thương, dễ mất kiểm soát và rơi vào hỗn loạn, dễ bị lợi dụng vào mục đích chính trị.

Trong bối cảnh hiện nay, “xã hội dân sự” được nhìn nhận là một vấn đề chính trị, xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như biến động chính trị trên thế giới thời gian gần đây như “Cách mạng màu” ở các nước không gian hậu Xô viết hay “Mùa xuân Ảrập ” ở Bắc Phi và Trung Đông cho thấy Mỹ, phương Tây và các lực lượng đối lập đã triệt để lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để tập hợp lực lượng lật đổ chính quyền đương nhiệm. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch cũng đã và đang lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với âm mưu thâm nhập, chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta.

Để thực hiện âm mưu tác động gây chuyển hóa chính trị ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết tiến hành một số hoạt động sau:

Một là, tuyệt đối hóa tính “độc lập” tương đối của “xã hội dân sự” với Nhà nước. Các thế lực phản động bằng nhiều chiêu bài khác nhau để đẩy mạnh tuyên truyền về cái gọi là ranh giới giữa Nhà nước với xã hội dân sự, giữa “công” và “tư”, giữa “chính trị và “phi chính trị”. Theo đó, “xã hội dân sự” được đề cao, tuyệt đối hóa, được mô tả như là mô hình xã hội nhân đạo, tốt đẹp, dân chủ; ngược lại, nhà nước là cơ quan bảo thủ, chuyên chế, cưỡng bức.

Thực chất, đây là các luận điệu tuyên truyền nhằm làm cho vai trò tổ chức quản lý xã hội của Nhà nước bị suy yếu, qua đó không ngừng cổ súy cho “xã hội dân sự”, tạo môi trường xã hội cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập với Đảng núp dưới danh nghĩa là “xã hội dân sự”.

Hai là, lợi dụng xã hội dân sự để đòi hỏi về dân chủ hóa. Các thế lực phản động có thể lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực. Họ coi hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc  bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân và quyền con người. Lợi dụng các quyền con người, đặc biệt là cổ súy thái quá tự do cá nhân, thông qua quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình…họ khuyến khích mỗi công dân có quyền bày tỏ chính kiến không giới hạn và liên kết với người khác hình thành các tổ chức “độc lập” tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Ba là, lợi dụng viện trợ, quan hệ kinh tế, ngoại giao, thương mại để gây sức ép về dân chủ nhân quyền, đòi thành lập các hội, các tổ chức độc lập về chính trị; tác động và gây sức ép đòi thay đổi đường lối, chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp.

Bốn là, thông qua môi trường xã hội dân sự, các lực lượng phản động lôi kéo quần chúng vào hoạt động dưới danh nghĩa vì mục tiêu chung “thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công việc của chính quyền”, dùng chiêu bài phản biện chính sách, phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường…từ đó tạo ra những tâm lý phản kháng, tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Thời gian qua, một số đối tượng xấu đã lợi dụng các tổ chức dân sự để phục vụ cho các mưu đồ chính trị, tiến hành thành lập các tổ chức “xã hội dân sự chính trị” để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Trong đó, có thể kể đến những tên hội: “Hội cựu tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội anh em dân chủ”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Khối 8406”, “Bau xít Việt Nam”, “Hiệp hội dân oan Việt Nam”, “Văn đoàn độc lập”, “Kiến nghị 72”, “Tổ chức Việt Tân” … Các tổ chức này đều được lập ra bởi các đối tượng có quan điểm chính trị đối lập, những người “bất đồng chính kiến”. Chúng lợi dụng các vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tác các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; vu cáo Đảng, Nhà nước, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013), đòi đa nguyên, đa đảng, gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân.

Thông qua các hoạt động này, các lực lượng phản động nhằm làm suy yếu và vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đưa xã hội rơi tình trạng vào hỗn loạn, vô chính phủ, tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập. Âm mưu của các thế lực phản động, thực chất đang muốn sử dụng các tổ chức xã hội dân sự như một phương thức để “diễn biến hòa bình” tiến tới “diễn biến không hòa bình” (cách mạng màu) lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhận thức được tính chất nguy hiểm trên, việc tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu thủ đoạn này của các thế lực thù địch, phản động có ý nghĩa quan trọng trong chống “diễn biến hòa bình”, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh hiện nay.

Để ngăn chặn các hoạt động lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” tác động, ảnh hưởng đến hệ thống chính trị, đời sống nhân dân, trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: Nâng cao cảnh giác, nhận thức đúng đắn về xã hội dân sự, phát hiện kịp thời, kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu lợi dụng “xã hội dân sự” của các thế lực thù địch tác động chuyển hóa chính trị ở nước ta; tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh chính trị đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam; làm tốt công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề xã hội dân sự xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Cùng đó, kiên quyết xử lý các tổ chức hội, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội theo đúng định hướng phát triển đất nước; tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị TW4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” ở nước ta như thế nào?

Xuyên tạc thành tựu của Cách mạng Tháng Tám là có tội với dân tộc

Cách đây 74 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Dương Ngô Ninh (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang)

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG