Ngày 29-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán, quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự. Đây là vụ việc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Có không ít thuyết âm mưu. Đặc biệt là các thuyết âm mưu liên quan đến Bộ Công an.
Các đối tượng “Nguyễn Văn Đài”, “Phạm Minh Vũ”, Hoàng Dũng tán phát thông tin “ông Quyết là mắt xích trọng yếu, sân sau của một phe cánh đang thất thế nên bị thanh trừng”; “phe cánh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Tô Lâm đang chiếm ưu thế”; “ngân sách cạn kiệt nên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Tô Lâm mới bắt giữ ông Trịnh Văn Quyết nhằm tịch thu tài sản nuôi bộ máy”; “Truyền thống ngành Công an là nói láo. Bắt Quyết nhanh như vậy, làm cho hàng chục cty FLC của Quyết sẽ lao đao, anh em cộng sản tha hồ cắn xé”.
Nhưng chúng ta cần phải hiểu con đường kinh doanh của ông Trịnh Văn Quyết. Ông từng kể: “Xuất phát điểm vào đời của tôi không mấy suôn sẻ. Tốt nghiệp cấp 3, tôi vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa đồ điện tử. Hai năm sau kiếm được ít tiền, tôi mới có thể thực hiện giấc mơ học lên tiếp của mình”. Năm 2001, ông Trịnh Văn Quyết khởi nghiệp với nghề luật sư với văn phòng luật SMiC năm 2001 và chuyển thành Công ty Luật TNHH SMiC năm 2008. Nhờ tư vấn luật, ông Trịnh Văn Quyết đã quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội. Ông nhận thấy nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng, từ đó chuyển đổi kinh doanh và sau một vài dự án thành công đã thành lập tập đoàn FLC.
Ai cũng thấy rằng FLC có dáng vẻ bên ngoài rất mỹ miều với một hệ sinh thái trải dọc khắp đất nước bao gồm các khu nghỉ dưỡng, sân golf và các dự án phôi thai cộng thêm cả một hãng hàng không trẻ trung mới nổi. Thế nhưng nếu để ý và theo dõi, ai cũng sẽ thấy cổ phiếu FLC cả thập niên luôn trầy trật. Điều này cho thấy rằng nội tại của FLC không hấp dẫn như vẻ ngoài của nó. Đến cuối năm 2021, dư nợ của FLC tổng cộng là khoảng 6.200 tỷ đồng. Trong đó, hơn 2.000 tỷ đồng là dư nợ ngắn hạn. Còn các khoản tín dụng dài hạn gần 4.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra, thời gian qua Chính phủ luôn có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư của các địa phương, vượt qua khủng hoảng. Chính vì thế mới có hình ảnh Quyết đi cùng các lãnh đạo cấp cao, chứ chẳng hề có sân sau, sân trước gì ở đây cả. Luận điệu “phe cánh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Tô Lâm đang chiếm ưu thế, ép Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về hưu sau khi Hội nghị Trung ương 5 kết thúc” cũng chỉ là trò cố đấm ăn xôi quen thuộc của những kẻ thích đặt điều, lôi kéo lãnh đạo vào câu chuyện phe phái.
Không ai “ép” ông Trịnh Văn Quyết đi tù
Facebook Hoàng Dũng viết: “Truyền thống ngành CA là nói láo. Nói láo đến người công an cuối cùng. Bắt Quyết nhanh như vậy, làm cho hàng chục cty FLC của Quyết sẽ lao đao, anh em cộng sản tha hồ cắn xé”. Tuy nhiên, để có một quyết định bắt bị can, không chỉ cần những lời nói suống mà cần có bằng chứng. Những sai phạm của Quyết đã bắt đầu được điều tra khi vụ việc Quyết bán chui chứng khoán, hưởng lợi hơn 530 tỉ đồng từ tháng 01/2022. Đến nay quá trình điều tra, xác minh ban đầu đã kết thúc, việc khởi tố là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, không hề có “nhanh” hay “chậm” ở đây.
Việc khởi tố bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết không vì lợi ích của ai cả mà chính là vì lợi ích của người dân, đặc biệt là những người đầu tư chứng khoán. Thậm chí, ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) khẳng định: “Tất nhiên những cổ phiếu liên quan đến FLC sẽ bị ảnh hưởng nhưng sẽ không thể ảnh hưởng đến thị trường chung được khi mà những gì gây hại cho thị trường đang bị ngăn chặn. Việc cắt bỏ ung nhọt thì vì sao lại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, ngược lại còn làm cho thị trường tốt lên chứ?! Chẳng nhẽ để ung nhọt phát triển thì thị trường mới tốt? Làm có gì chuyện ấy!”. Chuyện gia nhận định ông Quyết là “ung nhọt” của ngành chứng khoán và cần xử lý kịp thời. Còn các đối tượng phản động thì tiếp tục khoét sâu luận điệu cho rằng, hành vi sai phạm của ông Quyết đã bị xử lý hành chính (theo Nghị định 156/2020 của Chính phủ) đang có hiệu lực nhưng cơ quan tố tụng vẫn tiến hành khởi tố hình sự, vi phạm nguyên tắc cấm xử lý 2 lần cho một hành vi phạm tội.
Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng sau sự việc ngày 10-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Như vậy, Quyết bị xử lý vi phạm hành chính căn cứ quy định tại khoản 3, điều 5, điểm h, khoản 5, điều 33 nghị định số 156 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán về hành vi Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập. Cụ thể là Hành vi không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế do ông Quyết đã bán 74,8 cổ phiếu FLC vào ngày 10-1 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Hành vi vi phạm hành chính mà Quyết bị xử lý hoàn toàn không phải là hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 36 Nghị định 156 như các đối tượng phản động đang lầm tưởng. Việc quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Quyết và đình chỉ hoạt động giao dịch 5 tháng đối với Quyết là động thái nghiêm túc ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, tránh ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán tại thời điểm tháng 01/2022.
Còn hành vi thao túng thị trường chứng khoán của vị Chủ tịch Tập đoàn FLC bị xác định được thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/1/2022, phiên Chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu. Theo đó, ông Quyết đã vẽ ra một “kịch bản” khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia “thổi giá” cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức giá cao ngất ngưởng rồi bất ngờ bán ra số lượng cổ phiếu cực lớn mà không báo cáo theo quy định với mục đích hưởng lợi bất chính số tiền hơn 530 tỷ đồng.
Hành vi này cho đến ngày 29/3/2022, sau cả một quá trình điều tra ban đầu mới đủ căn cứ để khởi tố Quyết. Bởi theo Điều 211, Bộ Luật hình sự 2015, cấu thành tội thao túng thị trường chứng khoán tức là phải xác định được số tiền thu lợi bất chính Quyết đã đút túi. Rõ ràng rằng, hai hành vi mà Quyết bị xử lý hành chính và khởi tố là hai hành vi hoàn toàn khác nhau, có cấu thành hành vi khác nhau, không hề có chuyện xử lý 2 lần cho một hành vi phạm tội hay Quyết bị “Bộ Công an ép tới đường cùng” như luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nói trên.
Gần đây, Bộ Công an và một số lãnh đạo luôn là đích nhắm đến của các đối tượng và tổ chức phản động. Vậy nên không lạ gì khi việc xử lý các cá nhân sai phạm cũng được chúng lôi ra gán ghép, xuyên tạc và bôi nhọ uy tín đến cùng.
Phù Vân
Theo: Hội Cờ đỏ