Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam được triển khai hết sức quyết liệt, đạt được nhiều thành lớn. Tuy nhiên, một số đối tượng vẫn lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, công kích, gây phẫn nộ cho người dân.
Mới đây, RFA đã đăng tải bài viết liên quan đến vấn đề tham nhũng Việt Nam. Theo RFA, kênh thông tin Al Jazeera có đưa ra dữ liệu “Việt Nam bị xếp thứ 104 trên 180 quốc gia về chỉ số tham nhũng năm 2020 do Minh Bạch Quốc tế đưa ra”. Từ đó, RFA đã lu loa, đưa ra một số sự việc nhằm minh chứng cho vấn đề tham nhũng vặt trong ngành công an. Tuy nhiên, những dẫn chứng kênh thông tin này đưa ra đều rất chung chung, không cụ thể, thiếu tính xác thực. Chưa kể, mang danh là một kênh truyền thông nước ngoài nhưng mục đích trích dẫn bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng Việt Nam năm 2020 của Al Jazeera lại có chiều hướng tiêu cực. Al Jazeera chỉ đưa ra nhận định một chiều mà không xem xét thành quả quá trình chống tham nhũng của Việt Nam trong những năm gần đây.
Theo bảng CPI của Việt Nam, ta có thể thấy trong 5 năm gần đây, số điểm Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy vẫn thuộc nhóm nước có điểm CPI dưới 50 nhưng so với khu vực, chúng ta vẫn cao hơn Lào, Philippines, Myanmar và Campuchia. Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hướng tới minh bạch cũng đã từng khẳng định: “Trong năm 2020, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ và tạo được sự đồng thuận lớn giữa Nhà nước và người dân trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 nhờ thông tin minh bạch và kịp thời. Điều này cho thấy, việc bảo đảm tính minh bạch, liêm chính, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân là chìa khóa gắn kết xã hội, tăng cường niềm tin của người dân vào lãnh đạo, nhà nước và chính quyền”.
Dĩ nhiên, công tác chống tham nhũng không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai mà nó cần cả quá trình. Với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, những năm gần đây, chúng ta đã đưa ra xét xử nhiều vụ tham nhũng, xử lý hình sự nhiều cán bộ cao cấp, gồm cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, tướng lĩnh…
Từ năm 2013 đến 2020, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Trong đó, Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc, đã xét xử sơ thẩm 86 vụ án/814 bị cáo, với mức án rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên Al Jazeera hay RFA chỉ đưa ra những đánh giá phiến diện một chiều mà không xem xét cả quá trình. Kết hợp với đó, các kênh thông tin này lại chia sẻ những dẫn chứng mập mờ, thiếu tính xác thực như “hỏi một cựu viên chức công an tại Hà Nội và được thừa nhận rằng công an địa phương dựa vào cơ sở làm ăn buôn bán nhỏ để kiếm chác”.
Thử hỏi, cựu viên chức đó là ai? Những cá nhân, đơn vị nào lợi dụng chức quyền để kiếm chác từ các cơ sở buôn bán nhỏ? Hình thức kiếm chác như thế nào, bằng chứng, hình ảnh đâu? Nếu thật sự có trường hợp này xảy ra với đầy đủ bằng chứng xác thực, tất cả các cá nhân, tổ chức vi phạm cần phải bị xử phạt nghiêm minh trước pháp luật.
Mục đích cuối cùng của việc đưa ra những thông tin thiếu chính xác này của RFA là để kích động, làm suy giảm niềm tin người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng. Lợi dụng tâm lý phản cảm, tiêu cực sẵn có về vấn đề tham nhũng, các đối tượng đã cố tình chèo lái dư luận. Việc làm của các đối tượng không những kích động một bộ phận người dân mà còn đạp đổ thành quả quá trình chống tham nhũng Nhà nước.
Khẳng định rằng, Việt Nam quyết không bao che cho các hành vi tham nhũng dù là công an hay bất cứ bộ ngành nào. Với nguồn thông tin tràn lan trên mạng xã hội, người dân cần thật sự tỉnh táo, tránh bị lừa bởi những luận điệu xuyên tác, kích bác. Đừng vô tình trở thành công cụ tuyên truyền cho các đối tượng chống phá chính trị.
Đinh Thảo
Theo: Hội Cờ đỏ