Saturday, November 23, 2024

VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÀNH TỰU VỀ NHÂN QUYỀN

Ngày 10/12 hàng năm được Liên hợp quốc chọn và tôn vinh là ngày nhân quyền quốc tế (Human Rights Day). Ngày này được chọn là do vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tếNhân quyền. Vào ngày này bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử tại Paris, Pháp.

Việt Nam là quốc gia mới chí giành được độc lập từ tay giặc ngoại xâm chưa đến một thế kỷ, nhưng những thành tựu của nước ta đối với các hoạt động bảo đảm nhân quyền là rất đáng chú ý. Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính quyền nước ta luôn chú ý chăm lo đời sống của nhân dân, chú trọng mọi biện pháp để bảo vệ và các hoạt động bảm đảm phát huy nhân quyền ở mức cao nhất.

Vào tháng 5/2009, Việt Nam bắt đầu tham gia phiên Kiểm điểm định kỳ toàn cầu (UPR) của Liên hợp quốc. Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (The Universal Periodic Review – UPR) là một tiến trình trong đó các thành tích nhân quyền của tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc sẽ được kiểm điểm định kỳ. UPR là một sáng tạo đáng kể của Hội đồng Nhân quyền trên cơ sở đối xử bình đẳng với tất cả quốc gia. Cơ chế này cũng tạo cơ hội để tất cả các nước tuyên bố họ đã hành động như thế nào để cải thiện tình hình nhân quyền ở nước mình và khắc phục những thách thức đối với việc thụ hưởng quyền con người. Trong hai kỳ Kiểm định UPR mà Việt Nam đã tiến hành, các quốc gia trên thế giới đều đánh giá cao thái độ nghiêm túc, đúng đắn của Chính phủ Việt Nam về các vấn đề được đưa ra kiểm định, cũng như giải quyết những vấn đề mà các quốc gia tham vấn.

Chính vì việc tham gia tích cực trong tiến trình bảo vệ nhân quyền toàn cầu như vậy, vào sáng 12/11 (theo giờ New York), với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Sự kiện quan trọng này đã khẳng định vị thế quan trọng của nước ta trên bản đồ nhân quyền thế giới, được các quốc gia khác đánh giá rất cao về việc đảm bảo nhân quyền.

Từ khi khai sinh đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết hầu hết các Công ước quốc tế về nhân quyền. Ngoài việc gia nhập 4 Công ước quốc tế Genève về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh (năm 1957), từ năm 1977, sau khi trở thành thành viên LHQ, Việt Nam đã từng bước tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về chống tra tấn; Công ước về quyền của người khuyết tật…

Việc tham gia ký kết và tuân thủ theo những quy định chung của quốc tế về nhân quyền cho thấy chủ trương của Việt Nam luôn coi trọng nhân quyền, trong đó đề cao các biện pháp bảo đảm quyền con người, kiên quyết xử lý mạnh tay những hành vi xâm phạm quyền con người hoặc lợi dụng nhân quyền để tiến hành các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác hoặc lợi ích của Nhà nước.

Mặc dù Việt Nam đã và đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận, đánh giá cao vấn đề nhân quyền, nhưng thế lực thù địch vẫn phủ nhận điều này, luôn tiến hành nhiều hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam. Tất cả các hoạt động phá hoại này đều không có tác dụng bởi sự thật nhân quyền đã quá rõ ràng và các quốc gia thù địch không thể phủ nhận tình hình nhân quyền tốt đẹp tại Việt Nam.

Công Lý

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG