Saturday, November 23, 2024

Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) và nghi vấn thiên vị Kito giáo

Ngày 21/04/2021, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) ra phúc trình năm 2021 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam. Trong đó, họ cho rằng Nhà nước Việt Nam vẫn liên tục bách hại các nhóm tôn giáo độc lập, vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, và dùng Hội Cờ Đỏ để công kích các chức sắc tôn giáo có quan điểm khác với quan điểm của Mhà nước. USCIRF cũng tái đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) và nghi vấn thiên vị Kito giáo

Dù phúc trình của USCIRF phản ánh được một số hạn chế trong môi trường tôn giáo ở Việt Nam, cũng cần ghi nhận một khía cạnh của vấn đề, là nó không hoàn toàn công bằng. Lâu nay, nhiều tiếng nói phê bình đã cho rằng USCIRF có thái độ thiên vị Kito giáo, tức nhóm tôn giáo chính của nước Mỹ.

Chẳng hạn, vào năm 2010, nhà nghiên cứu Safiya Ghori-Ahmad đã cáo buộc rằng cô bị USCIRF đuổi việc chỉ vì là người Hồi giáo, và có quan hệ với một số nhóm vận động cho quyền tự do hành đạo của người Hồi giáo. Vào thời điểm đó, 6 nhà nghiên cứu của USCIRF đã đồng ký tên phản đối vụ hủy hợp đồng, nhưng thất bại. Các ủy viên đương nhiệm của USCIRF trả lời rằng USCIRF cũng có các hoạt động bảo vệ người Hồi giáo, và việc thiên vị là không có thật. Đáp lại, nhiều nhân viên và cựu nhân viên USCIRF nói với báo chí rằng các tuyên bố bảo vệ người Hồi giáo thường do phía nhân viên cố gắng đưa vào, trong khi các ủy viên không mặn mà với việc đó.

Vào năm 2018, Quỹ Người Mỹ theo đạo Hindu cũng chất vấn độ tin cậy của Ủy ban, sau khi USCIRF bổ nhiệm Tony Perkins làm ủy viên, dù ông này từng có “lập trường thù địch đối với những người ngoài Kito giáo”. Cụ thể, vào ngày 17/05/2001, Perkins đã phát biểu trước một nhóm theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng mang tên Hội đồng Công dân Bảo thủ (Council of Conservative Citizens), trong khi nhóm này cho rằng người da đen là “một chủng người thoái hóa”. Trong một bài viết năm 2005 trên tờ The Nation, Max Blumenthal tiết lộ rằng Perkins từng “trả cho David Duke, cựu pháp sư Ku Klux Klan, một khoản tiền 82.500 USD” để mua danh sách địa chỉ email của Duke. Ngoài ra, Perkins cũng có quan điểm chống cộng đồng LGBT, do chịu ảnh hưởng từ các nhóm người da trắng cực đoan.

Qua các dấu hiệu trên, có thể thấy USCIRF không phải là một tiếng nói khách quan, mà là một tiếng nói thiên vị phục vụ lợi ích của nước Mỹ. Dù các phúc trình của USCIRF phản ánh được một số hạn chế trong môi trường tôn giáo ở các quốc gia, nhân sự và phương pháp của USCIRF không thể không khiến kết quả quan sát bị bóp méo theo hướng bới bèo ra bọ, áp đặt trật tự Mỹ. Nước Mỹ dùng các phúc trình này để bành trướng trật tự chính trị – văn hóa – xã hội của mình, đồng thời gây sức ép với các quốc gia khác mỗi lần thương lượng về lợi ích kinh tế, chính trị. Nếu không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh này, người đọc báo có thể sẽ bị nhốt trong những định kiến mà USCIRF áp đặt, thay vì có những cái nhìn đa chiều về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Nguồn: Loa phường

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG