Saturday, November 23, 2024

Thương hiệu H&M có thể đối mặt với nhưng hình phạt nào khi đăng tải bản đồ hình lưỡi bò phi pháp

Những hình ảnh được ghi lại vào lúc 19h ngày 3/4/2021 tại STORE H&M ở TIME CITY Hà Nội. Tức là chỉ sau 2 ngày sau khi H&M đăng tải bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngay lập tức cộng đồng mạng Việt Nam phản ứng dữ dội và đồng loạt kêu gọi tẩy chay sản phẩm của H&M trên lãnh thổ Việt Nam.

Thương hiệu H&M có thể đối mặt với nhưng hình phạt nào khi đăng tải bản đồ hình lưỡi bò phi pháp

Thương hiệu H&M đã phạm một sai lầm quá lớn

Đó là cái giá phải trả đầu tiên khi H&M “sợ” mất lòng Trung Quốc mà trắng trợn phủ nhận sự thật quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Người Việt Nam hiền lành, chân chất, thân thiện, mến khách, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài yên tâm sinh sống, đầu tư, phát triển. Nhưng không có nghĩa muốn nói gì, muốn làm gì cũng được, đặc biệt chớ có động đến lãnh thổ, chủ quyền dân tộc, lãnh tụ. Điều đó dân tộc này không bao giờ cho phép.

Liên quan đến sai lầm nghiêm trọng của H&M, trong cuộc họp thường kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải tôn trọng và thực thi nghiêm túc luật pháp Việt Nam. Cụ thể:

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 8.4, trả lời câu hỏi việc các thương hiệu như H&M, Chanel… sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” trên website bản tiếng Trung, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ quan điểm.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”.

Về vụ H&M, người phát ngôn khẳng định Việt Nam “rất quan tâm tới thông tin” này, và yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.

“Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cần phải tôn trọng và thực thi nghiêm túc quy định của luật pháp Việt Nam”, bà Thu Hằng nói. Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Mọi hình thức tuyên truyền quảng bá những nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thể thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như thực tế về vấn đề Biển Đông”.

Vụ việc nói trên cần được xác minh làm rõ. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp H&M, đăng tải bản đồ công nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, doanh nghiệp này đã vi phạm hàng loạt các quy định pháp luật của Việt Nam.nếu công nhận “đường lưỡi bò”, H&M có thể bị xử lý theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020, Luật An ninh mạng 2018, Luật hình sự 2015,…

“Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 đã quy định về việc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia”, luật sư Mai chia sẻ.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG