Sự việc đau lòng xảy ra đối với 2 em học sinh và các cá nhân có liên quan đều phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật nhưng vẫn có những bình luận chưa được thiện chí khi bảo vệ cho những người vô tâm…
Liên quan đến vụ đánh đập trẻ 2 trẻ em bên trong Trường THCS Nguyễn Văn Tố (P.14, Q.10, TP.HCM), trưa 2.4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP.HCM đã có công văn khẩn gửi UBND Q.10 đề nghị can thiệp, hỗ trợ, xử lý trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Sở LĐ-TB-XH nhấn mạnh cần xử lý nghiêm đối tượng trực tiếp đánh trẻ và những người chứng kiến trẻ em bị đánh tại phòng giám thị của trường cả người đứng quay clip. Phòng LĐ-TB-XH Q.10 cập nhật thông tin quá trình can thiệp, hỗ trợ, kết quả xử lý về Sở trước ngày 8.4 để tổng hợp báo cáo UBND TP.HCM và Cục Trẻ em (thuộc Bộ LĐ-TB-XH).
Quan điểm của Sở LĐ-TB-XH rất rõ ràng trong việc đề nghị cơ quan điều tra xem xét xử lý cả những người chứng kiến, người quay clip nếu đủ cơ sở cấu thành tội phạm nhưng lại bị một số người ‘bẻ cong’ có tính chất quy chụp và đổ lỗi.
Sự việc và bình luận
Khi sự việc xảy ra và quan điểm của mỗi cá nhân cũng như của cơ quan có thẩm quyền đều dựa trên cơ sở quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Song, cần phải hiểu và xác định rõ mình là ai, có quyền gì và được làm gì …
Nếu Sở LĐ-TB-XH chỉ có văn bản đề nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét xử lý thì một số người lại coi đây là ‘biện pháp xử lý’ thì liệu đã đúng về nhận thức dẫn đến có những bình luận thiếu khách quan và có tính quy chụp. Rõ ràng, Sở LĐ-TB-XH không có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử (thẩm quyền tố tụng) và họ chỉ đề nghị, kiến nghị điều tra xử lý theo pháp luật thì hà cớ gì nhiều người lại ‘nhanh tay, nhanh mắt’ khẳng định người quay clip đã bị đưa ra xử lý? Ở đây mới chỉ là kiến nghị …
Chính từ việc có những bình luận chưa khách quan, chưa chính xác dẫn đến một số người ‘lợi dụng’ các câu từ, thuật ngữ ‘báo chí đăng tải’ có tính chất ‘giật tít’ để rồi đưa ra những bình luận ‘bẻ cong’ quan điểm giải quyết để xúc phạm, bôi nhọ, hạ bệ …
Quan điểm cá nhân thì không có vấn đề chỉ có vấn đề ở chỗ quan điểm đó cố ý quy kết, quy chụp, đổ lỗi và xúc phạm….
Bao biện cho sự vô tâm
Rõ ràng, chúng ta thấy rõ sự việc đau lòng và ai cũng sót xa nhưng lại vô cảm, thờ ơ trước hành vi ‘đứng im’ không hề bảo vệ, ngăn cản, ngăn chặn hành vi tội ác đó. Trong số đó có người chứng kiến vụ việc, có người đứng quay clip…. Nhưng, không phải ai cũng vô tâm, vô cảm và thờ ơ bởi còn phải căn cứ vào khách quan và khả năng chủ quan của người chứng kiến, người quay clip,… Theo đó, cần có cơ quan có thẩm quyền làm rõ ‘điều kiện khách quan và chủ quan này’ để xử lý theo pháp luật: có thể tuyên dương, biểu dương, phong tặng danh hiệu nhưng cũng có thể bị xử lý trách nhiệm pháp lý, thậm chí là hình sự. Điều này hoàn toàn đúng so với quan điểm mà Sở LĐ-TB-XH đã có văn bản đưa ra yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành xác minh làm rõ và xử lý theo pháp luật.
Vậy, hà cớ gì để một số người lại đưa quan điểm cá nhân của mình để bao biện cho ‘sự vô tâm, vô cảm’ đó khi cứ khăng khăng cho rằng ‘người quay clip phải được tuyên dương’ và ý kiến này được các nhà đấu tranh dân chủ lợi dụng để nói xấu, vu cáo, …?
Trong trường hợp này nếu muốn lập luận, tranh luận và đưa ra ý kiến cá nhân thì phải trên cơ sở giả định chứ không thể trên cơ sở quy kết.
Giả định, người quay clip có điều kiện ngăn chặn, cản trở mà không thực hiện hành vi của mình, có ý thức bỏ mặc cho nạn nhân bị hành hung chỉ nhăm nhăm quay clip để phát tán lên mạng xã hội thì liệu có đúng với đạo lý và pháp luật? Về đạo lý thấy người khác đang trong tình trạng bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm mà thờ ơ, vô cảm, bỏ mặc tuy có điều kiện cứu giúp thì liệu có bị dư luận xã hội lên án ? Về pháp luật hiện bộ luật hình sự có quy định tại điều 132 Bộ luật hình sự quy định ‘không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng’…
Với giả định này thì người quay clip nên được biểu dương hay bị dư luận xã hội lên án hoặc thậm chí bị xử lý hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội danh được quy định tại điều 132.
Đó cũng chỉ là những bình luận có tính chất cá nhân còn việc người quay clip có bị xử lý hay không còn phụ thuộc vào việc cơ quan điều tra xác minh có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay không. Nếu có sẽ xử lý nếu không thì không xử lý. Ngược lại, nếu đủ điều kiện khen thưởng thì sẽ khen thưởng. Vậy, quan điểm của Sở đưa ra hoàn toàn hợp lý và hợp pháp vì chỉ là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét chưa phải là quyết định xử lý của Sở LĐ-TB-XH.
Do đó, những luồng bình luận hiện đang bảo vệ cho người quay clip phải chăng chúng ta đang tiếp tay cho hành vi thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác ? Trong khi đó, quan điểm của Sở LĐ-TB-XH là đề nghị điều tra, xem xét và xử lý theo pháp luật và người quay clip chưa bị xử lý theo pháp luật sao một số người lại vội ‘la làng’ để bảo vệ.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động đấu tranh dân chủ lại cố tính ‘chụp lại’ quan điểm bảo vệ người quay clip để rồi có những ngôn từ chưa phù hợp. Bên cạnh việc đồng lõa với việc ‘thờ ơ, vô cảm’ còn lợi dụng vào đó để nói xấu, quy chụp, đổ lỗi cho cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những người này muốn gì ?
Quan điểm của bạn là gì ?
Đấu trường dân chủ rất mong nhận được ý kiến của độc giả về vấn đề này …
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ