Saturday, November 23, 2024

Kẻ phá hoại thì không có tư cách nhắc đến hai chữ “lịch sử”

Những ngày này trên trang mạng Việt Tân có rất nhiều bài viết về sự kiện chiến tranh biên giới với Trung Quốc (17/2/1979). Tuy nhiên, nếu như tổ chức này đưa tin thông thường thì chẳng có gì để nói, thế nhưng bài viết của các nhà “dân chủ” lại cố tình xuyên tạc, bới móc những điều không có, không đúng về lịch sử. Điều này ít nhiều khiến cho những người con yêu nước chân chính khi đọc lên cũng cảm thấy “ngứa mắt chướng tai”.

Kẻ phá hoại thì không có tư cách nhắc đến hai chữ “lịch sử”

Lịch sử luôn công bằng khi ghi nhận cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chính nghĩa và được lưu danh sử sách dân tộc

Việt Tân và các thế lực thù địch không đủ tư cách nhắc hai chữ “Lịch sử”

Sáng 17/2/1979, hàng chục vạn đại quân của Trung Quốc đã vượt biên giới mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lợi dụng sự kiện này, trong bài viết có tên “Đừng chôn vùi lịch sử bằng tình hữu nghị viển vông”, đối tượng Phạm Minh Vũ đã đưa ra những luận điệu sai trai, kích động người dân Việt Nam.

Cụ thể, Phạm Minh Vũ lại xàm ngôn khi nói rằng “cuộc chiến vệ quốc 17/2/1979 là một giai đoạn đau thương của dân tộc, cũng như là giai đoạn nhục nhã của Đảng Cộng sản do Lê Duẩn lãnh đạo. Nói đúng ra, cuộc chiến ấy nhân dân không hề quên, mà Đảng Cộng sản muốn quên thì đúng hơn…” Lợi dụng cuộc chiến tranh biên giới, Vũ đã liên tục xuyên tạc, đặt ra thuyết âm mưu “làm phai mờ một giai đoạn hào hùng Chiến tranh biên giới”…

Thực tế từ lịch sử đã ghi, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy tuyên bố: “Phải dạy cho Việt Nam một bài học” và che mắt thế giới rằng “đây là cuộc chiến tranh phản kích tự vệ”.

Trước khi phát động chiến tranh xâm lược tháng 2/1979, Trung Quốc đã dựng nên sự kiện “nạn kiều” khiến tình hình biên giới hai nước căng thẳng. Ngày 12/7/1978, nước này bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới khiến hàng nghìn người Hoa bị dồn ứ ở cửa khẩu, gây náo loạn vùng biên.

Ngày 17/2/79, Trung Quốc đã đưa 60 vạn quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam. Số quân Trung Quốc tham chiến lúc này được cho là nhiều hơn các đạo quân xâm lược trước đó. Ví như: Thời điểm cao nhất, quân Mỹ huy động trên chiến trường Việt Nam gần 550.000 quân, Pháp 250.000 quân…

 Dĩ nhiên, cuộc động binh quy mô lớn của Trung Quốc khiến nhân dân Việt Nam và cả thế giới bất ngờ. Do đó, ngày 17/2/1979 sẽ là một ngày khó phai mờ trong tâm trí của người Việt Nam biết quan tâm cho vận mệnh của dân tộc. Và ở dải đất hình chữ S này, triệu triệu người dân luôn tôn trọng và mãi mãi không bao giờ quên lịch sử và  ghi tạc công lao của những người đã ngã xuống vì đất nước.

Còn những thế lực thù địch, đối tượng phản động lưu vong như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ… đi “bám váy, đu càng” theo những kẻ gây hấn chiến tranh, giết hại đồng bào, dân tộc, giờ quay lại phá hoại đất nước, cũng như những nhà “dân chủ rởm”, xàm ngôn như Phạm Minh Vũ… thì không đủ tư cách để nhắc đến hai từ: Lịch sử!

 Lịch sử luôn công bằng

Khách quan mà nói, sự thật lịch sử bao giờ cũng là sự thật, càng che đậy, giấu giếm thậm chí viết không đúng thì sẽ tạo nên hiệu ứng trái chiều, phản giáo dục. Sự thật gần như trở thành quy luật tất yếu là trên thế giới, bất cứ mọi quốc gia nhỏ yếu nào khi số phận địa lý được “mặc định” phải ở bên cạnh một nước lớn thì đều phải gồng mình để chống xâm lược và đồng hóa.

Vậy tại sao nhắc đến chiến tranh chống các vương triều phong kiến Trung Quốc trước đây và cuộc chiến tranh biên giới 1978, 1979 bị xem là “ nhạy cảm”, là ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung, là tác động không tốt đến “vấn đề đại cục” trong xu thế hội nhập, khu vực hóa, toàn cầu hóa? Trong khi đây cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc Việt Nam.

Nhìn rộng ra, nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong sách giáo khoa và cũng tưởng niệm hàng năm.

Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau.

42 năm trôi qua kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc, nhưng ký ức về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 vẫn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam bởi tính chất ác liệt của nó. Giá trị của từng tấc đất biên giới lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có được như ngày hôm nay là do sự hy sinh, đổ biết bao xương máu của cha ông mới giữ gìn được. Theo đó, chúng ta cần có hành động để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979.

Bởi vì, cuộc xâm lược của 60 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam cần khẳng định rõ ràng rằng, đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc mà hàng nghìn năm qua các thế hệ ông cha đã đổ bao mồ hôi xương máu để bảo vệ giữ gìn.

Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của Trung Quốc. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của Trung Quốc khi đó.

Điều vui mừng là, năm 2019 là lần đầu tiên, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại (1979-2019)”. Đó là  dịp để các nhà khoa học cùng nhau đi sâu nghiên cứu, phân tích, lý giải bằng nhiều nguồn tư liệu mới, có độ tin cậy, với những nhận định đánh giá khách quan, khoa học để làm rõ về bối cảnh tình hình quốc tế; nguyên nhân, diễn biến, quy mô, tính chất, ý nghĩa, cũng như những hệ quả của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc một cách trung thực và toàn diện nhất.

Và thực tế chúng ta đã đưa chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng như cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa đối với môn Lịch sử và Ngữ văn với dung lượng đủ cho học sinh, sinh viên có cái nhìn đúng, toàn diện là vấn đề cần được tính tới đối với những nhà hoạch định và những người viết sách giáo khoa trong thời gian sắp tới.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện nay đang thay đổi nhanh chóng, khó lường và diễn biễn phức tạp, vấn đề về những cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây- Nam, biên giới phía Bắc càng có ý nghĩa thực tiễn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn, độc lập tự chủ.

Như vậy, lịch sử cần và luôn công bằng, khách quan và chính xác. Để rồi  cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã được nhìn nhận, được trả lại vị trí xứng đáng. Nó không chỉ giúp thế hệ sau hiểu về quá khứ dân tộc mình, mà còn góp phần đập tan những luận điệu của thế lực thù địch khi chúng luôn lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc lãnh đạo, Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG