-Kháng cáo hay không kháng cáo lẽ ra phải phản ánh về tình trạng xét còn nhiều ‘uẩn khúc’ nếu kháng cáo và ngược lại nếu không kháng cáo nhưng đằng này ‘một dân biểu Đức’ có lại suy nghĩ ‘ngược chiều’.
Vụ án Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã được hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm hình sự vào ngày 05/01/2021 theo khoản 2 Điều 117 bộ luật Hình sự năm 2015 “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt tổng cộng 3 bị cáo là 37 năm tù giam, trong đó Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam, 2 bị cáo Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cùng 11 năm tù giam và mỗi bị cáo đều bị áp dụng hình phạt bổ sung 3 năm quản chế.
Ngày hôm nay 28/01/2021, VOA giật tít đưa tin ‘Nhà báo Phạm Chí Dũng không kháng cáo, dân biểu Đức ‘bàng hoàng’, trong đó nói lên ‘tâm tư’ của Dân biểu liên bang Đức Renate Künast ‘bàng hoàng trước niềm vô vọng của tù nhân lương tâm vào nền công lý Việt Nam’…
Người dân bàng hoàng trước nhận định của dân biểu Đức khi bị cáo Phạm Chí Dũng không kháng cáo
Không biết đây có phải là ‘cảm nhận’ thật của dân biểu Renate Künast hay không nhưng nếu đúng là ‘cảm nhận’ của dân biểu Renate Künast thì chúng tôi xin khẳng định rằng: cảm nhận này ‘ngược chiều’ và cố tình ‘tạo cảm xúc’. Lí do vì sao chúng tôi lại khẳng định như vậy, bởi:
Thứ nhất, hiện tượng bị cáo kháng cáo là việc bị cáo thực hiện quyền của mình khi muốn xem xét lại bản án sơ thẩm hình sự khi thấy mình bị oan, hình phạt quá nặng hoặc muốn được xem xét ‘khoan hồng’ và ngược lại, khi bị cáo thấy mình không cần phải kháng cáo thì điều đó đồng nghĩa với việc bị cáo thấy hình phạt và tội danh với mình là đúng và không có lí do gì để kháng cáo. Thực tiễn xét xử tội phạm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi bị cáo kháng cáo điều đó có nghĩa là ‘có uẩn khúc’ và ‘mong muốn được khoan hồng’. Không lẽ, biết bao nhiêu vụ án hình sự được đưa ra xét xử ở Việt Nam những năm qua và thậm chí cả ở các nước tư bản như Đức, Mỹ, Pháp, Anh,… nếu không có kháng cáo thì điều đó có nghĩa là ‘nền công lý của quốc gia đó có vấn đề’ nếu theo suy luận của dân biểu Renate Künast. Vậy, xin hỏi dân biểu Renate Künast ở Đức trong năm 2020 có bao nhiêu vụ án hình sự được đưa ra xét xử và có bao nhiêu bị cáo không kháng cáo ? Nếu số bị cáo ở Đức không kháng cáo cao thì điều này dân biểu Renate Künast đã thiếu trách nhiệm trong việc ‘xem xét lại hệ thống tư pháp, hệ thống quy định của Đức’ vì theo như quan điểm bà đưa ra là ‘nền tư pháp tồi tệ’.
Thứ hai, việc dân biểu Renate Künast chỉ quan tâm đến tên tội phạm chống phá Việt Nam Phạm Chí Dũng nói riêng và những tên tội phạm phản Quốc khác nói chung là có ‘hàm ý gì’ trong khi trong năm 2020 Việt Nam đưa ra xét xử nhiều vụ án hình sự với các tội danh khác nhau. Không lẽ, các loại tội phạm khác như buôn bán, vận chuyển ma túy, tham nhũng, giết người, cướp tài sản,…. họ kháng cáo hay không kháng cáo thì liệu ‘nền tư pháp pháp Việt Nam có tồi tệ hay không tồi tệ’ ? Điều này muốn nói lên rằng, tỷ lệ những tên tội phạm phản Quốc bị đưa ra xét xử rất thấp, thậm chí đếm trên đầu ngón tay nên không thể coi là ‘phổ biến’ cho các loại tội phạm được đưa ra xét xử ở Việt Nam để dân biểu lấy làm tiêu chí đánh giá về một nền tư pháp. Mặt khác, nếu theo cách hiểu của dân biểu Renate Künast cứ tội phạm ‘không kháng cáo’ thì ‘nền tư pháp tồi’ và cứ tội phạm ‘kháng cáo’ thì là ‘nền tư pháp không tồi’, trong khi đó cá biệt chỉ có mỗi bị cáo Phạm Chí Dũng không kháng cáo thì lẽ ra dân biểu Renate Künast phải khẳng định ‘nền tư pháp Việt Nam không tồi’ mới đúng. Nếu chỉ tính riêng số bị cáo trong các vụ án xâm phạm an ninh Quốc gia thì từ trước đến nay số bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt chiếm đa số và như vậy dân biểu Renate Künast cũng phải khẳng định ‘nền tư pháp Việt Nam là tuyệt vời’ mới đúng sao lại cố tình ‘bẻ ngược’.
Như vậy, việc dân biểu Renate Künast cố tình đưa ra một nhận định ‘cảm quan’ có tính quy chụp thiếu căn cứ cả về thực tế lẫn suy luận. Tính thực tế ở chỗ là số bị cáo kháng cáo, nhất là bị cáo bị kết tội xâm phạm an ninh Quốc gia cao, cá biệt chỉ có một vài bị cáo không kháng cáo như Phạm Chí Dũng. Về tính suy luận, tức là lập luận của dân biểu Renate Künast có phần ‘quy chụp quá ẩu’ nên không logic về nhận định của một nền tư pháp. Chỉ từ một hiện tượng cá biệt của bị cáo Phạm Chí Dũng không kháng cáo mà quy chụp đổ lỗi cho cả một nền tư pháp tồi tệ thì rõ ràng là ‘thái quá’. Không biết, người dân Đức nghĩ gì về nền tư pháp của nước mình khi mà dân biểu Renate Künast cố tình ‘lấn sân’ sang quy chụp nền tư pháp Việt Nam? Chính nhận định của dân biểu Renate Künast mới thực sự gây ‘bàng hoàng’ và là nhận định tồi tệ nhất của một dân biểu.
Thành Nam